Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn cho người bệnh thận mạn tính

Chế độ ăn có thể giúp làm chậm lại tiến triển của bệnh thận mạn tính. Những lưu ý sau đây sẽ giúp chúng ta ăn uống đúng khi muốn kiểm soát căn bệnh thận mạn tính. Các bước đầu tiên để ăn uống đúng đều quan trọng đối với người bệnh thận mạn tính. Những bước tiếp theo để ăn uống đúng có thể trở nên quan trọng khi thận bị yếu đi.

NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN ĐỂ ĂN UỐNG ĐÚNG 
Bước 1: Chọn và chuẩn bị thức ăn chứa ít muối và na­tri
Na­tri là một phần của muối ăn. Na­tri có trong các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp và thức ăn nhanh hay nhiều loại gia vị, thịt.
Tại sao vấn đề na­tri lại quan trọng đối với người bệnh thận mạn?

Ăn uống ít na­tri sẽ giúp làm hạ thấp huyết áp và có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Vì chức năng của thận là lọc na­tri ra khỏi cơ thể và đưa nó vào nước tiểu. Thận bị tổn thương thì không thể lọc na­tri tốt như thận bình thường. Việc này có thể làm cho na­tri ở lại trong cơ thể và dẫn đến tăng huyết áp.

Như vậy, lượng na­tri hàng ngày bao nhiêu là đủ? Hàm lượng na­tri lý tưởng là ít hơn 2,3 mg mỗi ngày.

Những loại thức ăn có na­tri ít hơn các loại khác: Rau quả đông lạnh hay tươi, mì sợi, cơm, ngũ cốc nấu chín không có thêm muối, thịt heo, gia cầm, hải sản tươi, phô mai ít béo, hạt dẻ không tẩm muối, rau xà­lách, bơ đậu, thức ăn đông lạnh có ít na­tri.
Những thức ăn có na­tri nhiều hơn các loại khác: Thịt muối, thịt xông khói, xúc xích nóng, viên súp, súp đóng hộp, súp ăn liền, các loại thức ăn đóng hộp, các loại hoa quả đóng hộp, các loại khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, nước tương, các loại thức ăn dùng liền: ngũ cốc, bánh mì nướng.

Làm thế nào để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn?

Để làm giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, chúng ta nên mua thực phẩm tươi thường xuyên hơn, tự nấu những thức ăn tươi thay vì dùng những loại nấu sẵn hay thức ăn nhanh, thức ăn đông lạnh, thức ăn đóng hộp trong đó chứa nhiều muối.

Trong khi nêm nếm thức ăn, thay vì dùng muối, có thể dùng gia vị, thảo mộc, những loại không có muối. Hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết về cách dùng những loại thay thế muối.

Nếu dùng những loại thức ăn đóng hộp như rau, đậu phải rửa với nước trước để loại bỏ muối. Nên hạn chế dùng thịt, cá đóng hộp. Nên mua thịt, cá tươi về chế biến nhạt để dùng.

Luôn đọc nhãn Thành phần Dinh dưỡng để so sánh các loại thực phẩm. Chọn các thực phẩm có Phần trăm Giá trị Hàng ngày của na-tri thấp nhất. Phần trăm Giá trị Hàng ngày giúp cho bạn thấy thực phẩm đó có na-tri cao hay thấp: 5% hay ít hơn là thấp và 20% hay nhiều hơn là cao.

* Kiểm tra các loại thịt tươi hay gia cầm. Người ta có thể cho thêm na-tri để giữ thịt được lâu hơn.

* Bạn có thể kiểm tra nhãn ngoài bao bì để có thể nhanh chóng nhận ra các thực phẩm nào chứa ít hơn na-tri:

  • Không có muối/na-tri: < 5 mg na-tri trong một suất ăn.
  • Na-tri rất thấp: 35 mg na-tri hay ít hơn trong một suất ăn.
  • Na-tri thấp: 140 mg hay ít hơn trong một suất ăn.
  • Giảm na-tri: na-tri giảm ít nhất 25% so với sản phẩm gốc.
  • Ướp na-tri hay muối nhạt: na-tri giảm ít nhất 50% so với sản phẩm thông thường.
  • Không thêm muối hoặc không muối: Không thêm muối khi chế biến, nhưng không nhất thiết là không có na-tri.

Bước 2: Ăn đúng lượng và loại protein

  • Những thức ăn có protein động vật: Thịt, bò, gà, vịt, trứng, chế phẩm sữa như sữa chua, phô mai, sữa, cá.
  • Những thức ăn có protein thực vật: Loại có nhiều protein: đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng; các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ; hạt dẻ và bơ hạt dẻ; hạt hoa hướng dương. Loại ít protein:bánh mì, bánh bắp, bột yến mạch, yến mạch thô, ngũ cốc, mì sợi, gạo, sữa gạo (không làm giàu).

Vì sao lượng protein lại quan trọng đối với người có bệnh thận mạn? Khi cơ thể sử dụng protein sẽ tạo ra chất thải và nó được loại ra khỏi cơ thể qua đường thận. Nếu quá nhiều protein sẽ làm cho thận phải làm việc nhiều hơn, do đó, người có bệnh thận mạn cần ăn ít protein hơn.

Làm thế nào để ăn đúng lượng protein?

  • Ăn ít tỷ lệ thịt và sản phẩm từ sữa:
    • Thịt, thịt gia cầm và cá: một khẩu phần đã nấu nên chỉ khoảng 60 - 90g.
    • Những thực phẩm từ sữa: một khẩu phần ½ cốc sữa hay sữa chua hoặc một lát phô­mai.
  • Protein thực vật một suất ăn nên là:
    • ½ chén đậu nấu
    • ¼ chén hạt dẻ
    • Một lát bánh mì
    • ½ chén cơm hay mì.

 Bước 3: Chọn thức ăn tốt cho sức khỏe tim mạch

Cách nấu nướng tốt

  • Nướng, xào hay quay thức ăn thay vì chiên ngập dầu.
  • Nấu thức ăn với chất chống dính hay lượng nhỏ dầu ô­liu thay vì dùng bơ.
  • Cắt bỏ mỡ ra khỏi thức ăn và bỏ da của thịt gia cầm trước khi ăn.

Những thức ăn tốt cho tim mạch: thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá, các loại đậu, rau, trái cây, phô mai, sữa chua, sữa ít béo.

NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO ĐỂ ĂN UỐNG ĐÚNG 

Do thận bị suy yếu, chúng ta cần ăn những loại thức ăn ít phốt­pho và ka­li hơn: Bác sĩ sẽ sử dụng các kết quả xét nghiệm để theo dõi mức phốt­pho và ka­li của bạn nhằm cho bạn lời khuyên.

Bước 4: Chọn những thức ăn ít phốt­pho

Phốt­pho là một khoáng chất giúp cho xương khỏe mạnh. Nó cũng giúp cho mạch máu và cơ hoạt động tốt. Phốt­pho có sẵn trong những thức ăn giàu protein như thịt, cá, đậu, hạt dẻ, các sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, phốt­pho cũng được thêm vào nhiều loại thức ăn chế biến sẵn.

Đối với người bệnh thận mạn tính thì vấn đề phốt­pho trở nên quan trọng vì nó có thể tích tụ trong máu, làm cho xương bị xốp, yếu và dễ gãy. Nó có thể gây ra tình trạng ngứa da và đau các khớp, đau xương. Nên hầu hết người bị bệnh thận mạn cần phải ăn những thức ăn chứa hàm lượng phốt­pho ít hơn lượng thường ăn trước đây.

Để làm giảm bớt lượng phốt­pho trong bữa ăn, chúng ta cần biết để ăn ít những loại thức ăn nào có hàm lượng phốt­pho cao và ăn ít lại những thức ăn nhiều protein trong bữa chính và bữa phụ. Ví dụ như các loại cá, thịt và thịt gia cầm chỉ nên ăn khoảng 60 ­ 90 g, các loại thức ăn từ sữa thì khoảng ½ tách sữa hay sữa chua hoặc một lát phô mai, những loại đậu thì chỉ ăn khoảng ½ chén. Hoặc có thể ăn trái cây và rau tươi nếu bạn không bị khuyến cáo phải kiểm soát chỉ số ka­li máu.

Những loại thức ăn chứa ít phốt­pho hơn: rau và trái cây tươi, sữa gạo, mì pasta, bánh mì, thức ăn ngũ cốc từ gạo và bắp, thức uống có màu nhạt, nước trà tự pha ở nhà.

Những loại thức ăn có chứa nhiều phốt­pho hơn: thịt (cá, gia cầm, heo), các loại thức ăn từ sữa, các loại hạt đậu, hạt dẻ, hạnh nhân, quả óc chó, thức uống cola, những loại trà đóng chai.

Bước 5: Chọn những thức ăn có lượng ka­li đúng

Ka­li là một muối khoáng giúp cho cơ và sợi thần kinh hoạt động tốt. Đối với người bị bệnh thận mạn tính, thận có thể không loại bỏ được lượng ka­li dư trong máu. Một vài loại thuốc có thể làm tăng mức ka­li trong máu của bạn. Những lựa chọn thức ăn của bạn có thể giúp bạn làm giảm mức độ ka­li trong máu.

Vậy làm sao chúng ta biết ka­li trong máu cao? Thường thì chúng ta không cảm thấy được bất kỳ khác biệt nào khi ka­li máu tăng. Nhân viên y tế của bạn sẽ kiểm tra ka­li trong máu và các thuốc mà bạn đang dùng. Mức ka­li trong máu của chúng ta nên trong mức 3,5 ­ 5,0 mEq/L.

Có một số cách giúp ta làm giảm mức ka­li trong khẩu phần ăn. Ăn ít lại các thức ăn chứa nhiều protein trong các bữa ăn chính và các bữa phụ như: thịt, gia cầm, cá, đậu, sản phẩm từ sữa và hạt dẻ. Dùng những gia vị và thảo mộc trong nấu nướng và trên bàn ăn. Những loại thay thế muối ăn thường có chứa ka­li và thường không nên dùng. Ka­li clorid có thể dùng thay cho muối trong vài loại thức ăn đóng hộp, đóng gói như súp đóng hộp. Hạn chế những loại thức ăn có chứa ka­li trong thành phần. Đổ bỏ nước ngâm trong trái cây, rau quả đóng hộp trước khi ăn.

Nếu bạn bị bệnh đái tháo đường nên chọn nước ép táo, nho hay quả việt quất khi đường huyết của bạn bị hạ.

Về trái cây và rau quả, chọn những loại có chứa hàm lượng ka­li ít hơn.

Những loại rau quả có nhiều ka­li hơn (từ 200 mg trở lên):

  • Trái cây: trái mơ, chuối, dưa vàng, chà là, đào, kiwi, nước ép mận hay mận, nước ép cam hay cam, nho khô.
  • Rau: bí đỏ, bơ, đậu rang, củ cải đường và những loại rau xanh, bông cải (đã nấu), cải Bỉ, cải Tchard, tiêu Chi­lê, nấm, khoai tây, bí ngô, đậu tách hạt, đậu nành, khoai lang, khoai từ,
  • Nước ép rau, nước sốt cà chua.
CNĐD Lê Hoàng Phong - Theo Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm