Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạo hành trẻ em - Trách nhiệm người lớn

Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em (BHTE) diễn ra trong thời gian gần đây đã khiến không ít người bàng hoàng về cách ứng xử đối với trẻ nhỏ.

Bạo hành trẻ em - Trách nhiệm người lớn

Vấn nạn bạo hành trẻ em đã xuất hiện và bùng phát thành một hiện tượng, gây bức xúc, làm cả xã hội không khỏi lo lắng vì sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của một nhóm người trong xã hội.

Nguyên nhân vì sao?

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực (khoảng 3.000-4.000 vụ). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhiều ý kiến cho rằng, chính sự thờ ơ của cộng đồng và sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương dẫn đến thực trang trẻ bị bạo hành vẫn tiếp diễn. Trẻ em bị bạo hành, ngay trong gia đình, trong nhà trường và cả ngoài xã hội. Không riêng gì ở vùng sâu, vùng xa, mà ngay tại những thành phố lớn chuyện BHTE cũng không phải là chuyện hiếm.

Bạo hành trẻ em - Trách nhiệm người lớn
Vấn nạn bạo hành trẻ em gây bức xúc toàn xã hội. (Ảnh minh họa).

Về vấn đề này, thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Bộ Công an cho biết, mỗi năm trung bình có từ 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện (kể cả xâm hại tình dục). Điều đáng nói số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong năm 2014, báo chí đã phanh phui hàng trăm vụ BHTE khiến xã hội chấn động. Từ đầu năm 2015, nhiều vụ BHTE dã man đã xảy ra điển hình: Ngày 16/7/2015, cháu Lê Văn Hải, 3 tuổi ở Bình Dương bị cha dượng đạp vào bụng gây vỡ đại tràng; ngày 25/8/2015, cháu Nguyễn Thị Kim Linh, 12 tuổi ở Bình Thuận bị mẹ ruột tẩm xăng đốt vì thiếu nợ tiền vé số... Trước đó, dư luận đã phải chứng kiến quá nhiều vụ việc trẻ em bị chính người thân bạo hành.

Điều 110 Bộ luật Hình sự quy định: người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, hoặc phạm tội với nhiều người thì phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Tại khoản 1, Điều 104 quy định: người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% - 30% hoặc dưới 11% có thể bị khởi tố, áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Mới đây nhất là vụ BHTE vừa xảy ra ở cơ sở giáo dục mầm non tư thục Sơn Ca (TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Liên quan đến vụ việc này, UBND TP.Đồng Hới đã ra quyết định xử phạt hành chính 22,5 triệu đồng đối với bà Trần Thị Thúy Hằng là chủ cơ sở, đồng thời yêu cầu phải giải thể cơ sở giáo dục mầm non này và trả lại kinh phí cho các phụ huynh đã gửi trẻ tại cơ sở. Còn rất nhiều vụ việc tương tự nhưng chưa được phát hiện.

Văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt Nam đối với việc người lớn đánh trẻ con được xem là bình thường. Là chuyện riêng của mỗi nhà, không ai dám xen vào. Nhiều trường hợp không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Đây có thể nói là hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Bên cạnh ảnh hưởng đến thân thể, gây thương tích, thậm chí là dẫn tới tật nguyền, bạo hành thời nay còn có cả yếu tố lăng mạ về tinh thần, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác đến mức gây ra những chứng bệnh về thần kinh, tự kỷ... Đây là hiện tượng đi ngược lại với đạo đức của người Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em.

Không thể làm ngơ

Dư luận xã hội hẳn chưa thể quên đi hình ảnh bé Trần Thị Kim Ngân, 4 tuổi, bị chính mẹ ruột là Nguyễn Thị Thùy Trang (26 tuổi), quê Vĩnh Long và cha dượng Đỗ Trọng Minh (27 tuổi), thường trú Đồng Nai đánh đập dã man. Mặc dù biết bé Ngân bị nhiều vết thương tích trên người nhưng cả Minh và Trang đều không chịu đưa bé đi cấp cứu. Chỉ đến khi bà con trong xóm trọ phát hiện bé nằm bất tỉnh ở góc phòng, kiến bu khắp người thì sự việc mới bị phát giác, đưa cháu tới bệnh viện.

Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta có hệ thống pháp luật, có các tổ chức nhân quyền, bảo vệ trẻ em mà tình trạng BHTE vẫn không giảm bớt. Các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính quyền địa phương đã ở đâu khi những đứa trẻ bị bạo hành?

Theo luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Công ty luật Phạm Danh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội): Pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe với hành vi BHTE và cũng chưa có quy định xử phạt chính quyền địa phương nơi để xảy ra BHTE. Nguyên nhân chính là việc giáo dục luật pháp của chúng ta chưa đến nơi đến chốn, đôi khi còn mang tính hình thức.

Để giải quyết được vấn đề này cần có sự kết hợp của nhiều ngành... đặc biệt cần phải nâng cao giáo dục, nhận thức, trách nhiệm của người lớn đối với quyền trẻ em. Nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật để bảo vệ quyền trẻ em. Sự thờ ơ, vô cảm hoặc tâm lý nể nang, sợ bị trả thù, đã khiến những người xung quanh không can thiệp hoặc tố giác. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ các quyền của trẻ em nhiều nơi còn chưa tốt. Thiết nghĩ, để ngăn chặn vấn nạn bạo lực trẻ em thì phải nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường sự hợp tác giữa gia đình - nhà trường - xã hội, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo vệ trẻ em, từ đó thế hệ tương lai của chúng ta mới có được môi trường sống an toàn, lành mạnh.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm