9 tháng mang thai là khoảng thời gian đong đầy niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng kèm theo rất nhiều thay đổi về cảm xúc, thể chất và thậm chí có thể có cả một chút sợ hãi, lo âu và cảm giác khó chịu đôi chút về mặt thể chất. Đó là điều bình thường mỗi bà mẹ đều trải qua trong thai kỳ.
Nếu như bạn mang thai đôi thì sao? Niềm Hạnh phúc chắc chắn là nhân lên gấp đôi khi bạn nghĩ đến việc sẽ đón chào cùng lúc hai thiên thần tuyệt diệu. Nhưng các chuyên gia sản phụ khoa lại khuyến cáo rằng, những bà mẹ mang thai đôi thậm chí có thể lo lắng, hồi hộp gấp đôi so với bình thường và có thể khó chịu nhiều hơn nữa kia. Bạn có thể sẽ rất phấn khích, nhưng bạn cũng cần biết được các nguy cơ. Và khi bạn đã trang bị đủ kiến thức cho mình, thì việc đối mặt với những gì có thể xảy ra khi mang thai đôi sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Vậy thì, mang thai đôi có gì khác với việc chỉ mang thai một em bé trong bụng? Dưới đây là những gì có thể dự đoán được, nếu bạn đã và đang mang thai đôi.
Bà mẹ mang thai đôi cần thêm khoảng hơn 600 calo một ngày
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị bổ sung thêm khoảng 300 calo một ngày so với lượng calo thông thường mà bạn nạp vào, với mỗi em bé mà bạn mang trong bụng. Điều này có nghĩa là, nếu bạn mang thai đôi, bạn sẽ cần phải bổ sung thêm khoảng 600 calo một ngày. Kết quả là cuối thai kỳ bạn sẽ tăng thêm từ 15 – 20 kg ở bà mẹ mang thai đôi có chỉ số BMI bình thường trước đó.
Các bà mẹ mang thai được khuyến cáo đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, với các loại thực phẩm lành mạnh và điều quan trọng nhất là phải luôn ở trong trạng thái no. Các bà mẹ mang thai đôi cũng được khuyến nghị nên bổ sung thêm khoảng 1mg axit folic mỗi ngày vào chế độ ăn trước khi sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải uống tăng gấp đôi lượng vitamin dành cho bà bầu, mà chỉ cần tăng lượng axit folic mà thôi, uống bổ sung thêm các loại vitamin khác là không cần thiết.
Mang thai đôi sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải một số biến chứng trong thai kỳ
Nguy cơ lớn nhất của việc mang thai đôi chính là việc sinh non, nhưng những bà mẹ mang thai đôi cũng có nguy cơ mắc phải một số biến chứng khác. Nguy cơ tiền sản giật của việc mang thai đôi sẽ tăng lên gấp khoảng 2 lần và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng sẽ cao hơn.
Với việc mang thai đôi, bạn nên thường xuyên đi khám thai và siêu âm nhiều hơn theo khuyến cáo của bác sỹ, để có thể theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ.
Ốm nghén và các dấu hiệu mang thai khác sẽ nghiêm trọng hơn
Bà mẹ mang thai đôi có thể sẽ thấy mình có dấu hiệu ốm nghén nặng hơn và xuất hiện sớm hơn. Trước khi siêu âm để khẳng định, thì dấu hiệu ốm nghén nhiều và nặng hơn thực ra là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể bạn đã mang thai đôi. Theo ACOG, bạn có thể sẽ bị căng tức ngực nhiều hơn và tăng cân nhanh hơn khi mang thai đôi.
Những dấu hiệu mang thai thường xuất hiện từ tuần thai thứ 6 đối với việc mang 1 thai thì có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sớm hơn, nếu bạn mang thai đôi.
Mang thai đôi sẽ khiến bà mẹ gặp nhiều khó khăn hơn trong suốt thai kỳ
Với việc tăng nhiều cân hơn và “xổ bụng” nhiều hơn, những phụ nữ mang thai đôi có thể sẽ cảm thấy chậm chạp và nặng nề hơn. Bên cạnh đó, việc tăng quá nhiều trọng lượng ở phần giữa cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy bị “lệch” nhiều hơn.
Ngoài ra, lưu lượng máu trong cơ thể có thể tăng lên trên 70% đối với những phụ nữ mang thai đôi. Điều này có nghĩa là tim bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn, và bạn sẽ có cảm giác giống như…thường xuyên luyện tập thể thao. Và đây thực sự là một gánh nặng đối với cơ thể của bạn. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy không thể làm việc được nhiều và thời gian làm việc của bạn sẽ giảm đi quanh tháng thứ 6 hoặc thứ 7. Phụ nữ mang thai đôi sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc leo cầu thang, trong việc đi ngủ và trong rất nhiều công việc bình thường khác, do vậy cần lắng nghe cơ thể và cần nghỉ ngơi đúng lúc.
Đa số phụ nữ mang thai đôi sẽ chuyển dạ vào tuần thứ 36 hoặc 37, thay vì vào tuần thứ 40
Đa số phụ nữ mang thai đôi đều không sinh con đủ tuần, nhưng chưa có một tài liệu y khoa nào ghi lại chính xác khoảng thời gian chuyển dạ của các trường hợp mang thai đôi. Một nghiên cứu năm 2016 đã tổng hợp lại tất cả các nghiên cứu về sinh đẻ trong khoảng 10 năm trở lại đây, bao gồm khoảng 35.000 trường hợp mang thai đôi để tìm ra khoảng thời gian chuyển dạ chính xác nhất. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, 37 tuần là thời điểm chuyển dạ trung bình của một trường hợp mang thai đôi với 2 bánh rau riêng biệt (là kiểu mang thai đôi thường gặp nhất).
Nguy cơ của việc tử vong chu sinh (tử vong trong khoảng 4 tuần sau khi sinh) và thai chết lưu cũng ở quanh khoảng tuần thứ 37. Do vậy, tuần thứ 37 được coi là thời điểm có nguy cơ cao nhất của việc mang thai đôi. Các bà mẹ mang thai đôi thường được cân nhắc đến việc sinh nở khi sắp đạt tới mốc 37 tuần của thai kỳ.
Trên thực tế, các bà mẹ mang thai đôi thường sẽ chuyển dạ trong khoảng tuần thứ 36-37 nếu không có gì bất thường. Trong những trường hợp mang thai đôi mà chỉ có 1 bánh rau, thì con số trung bình trong nghiên cứu trên là 36 tuần, nhưng một số bác sỹ có thể chỉ định cho sinh nở ngay khi đang ở tuần thứ 34 để tránh tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Thời điểm sinh nở cũng như thời gian chuyển dạ sẽ rất khác nhau giữa các thah phụ, giữa loại mang thai đôi và phụ thuộc vào việc phát triển của từng em bé trong bụng. Tốt nhất là những bà mẹ mang thai đôi nên khám thai định kỳ thường xuyên hơn để bác sỹ sản phụ khoa có những chỉ định kịp thời, phù hợp cho việc sinh nở của riêng mình.
Bà mẹ mang thai đôi nên khám thai và chuẩn bị sinh nở tại bệnh viện có đủ điều kiện về sản khoa
Mặc dù bạn có thể sẽ nghĩ rằng, mang thai đôi sẽ cần phải sinh mổ, nhưng thực sự thì không hẳn như vậy. Một nghiên cứu lớn năm 2013 đăng trên New England Journal of Medicine chỉ ra rằng, không có sự khác biệt đáng kể nào về việc sinh mổ hay sinh thường ở phụ nữ mang thai đôi so với các bà mẹ chỉ mang 1 thai.
Điều đó có nghĩa là, bạn có thể sinh thường ngay cả khi bạn mang thai đôi. Nếu bạn muốn sinh thường trong trường hợp mang thai đôi, hãy hỏi ý kiến bác sỹ bởi vì chỉ bác sỹ chuyên khoa sản mới quyết định được việc này.
Các cặp sinh đôi thường sẽ phải sinh mổ nhiều hơn, nhưng rất nhiều bé sinh đôi vẫn có thể được sinh ra qua được âm đạo một cách bình thường và an toàn. Sau khi em bé thứ nhất sinh ra, thông thường, theo các chuyên gia, em bé thứ hai cũng sẽ ra rất nhanh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp em bé thứ 2 ra đời cách em bé thứ nhất một vài tiếng đồng hồ, nhưng trung bình, khoảng cách ra đời của 2 em bé là dưới 1 tiếng.
Và, dù thế nào thì bạn cũng nên sinh nở ở các bệnh viện chuyên về sản khoa, nơi có đủ điều kiện để bạn sinh thường hay sinh mổ khi cần thiết.
Nhưng, dù thế nào, thì việc mang thai đã là một tin tốt đáng chúc mừng, cho dù bạn mang song thai hay đơn thai. Không nên quá lo lắng, thay vào đó, bạn nên thư giãn và thực hiện một công việc khác thú vị hơn, ví dụ như đoán xem bạn mang thai 2 bé gái, 2 bé trai hay sẽ là một cặp công chúa – hoàng tử!
Chúc bạn mẹ tròn con vuông.
Thông tin thêm về sinh đôi trong bài viết Những sự thật thú vị về việc mang thai đôi và song sinh
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh