Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông?

Rất nhiều người sử dụng tăm bông để ngoáy tai. Tuy nhiên, chỉ nên làm sạch vùng tai ngoài bằng tăm bông. Nên tránh sử dụng tăm bông bên trong tai.

Thói quen sử dụng tăm bông bên trong tai có liên quan đến rất nhiều biến chứng, ví dụ như chấn thương và nhiễm trùng.

Những tổn thương có thể xảy ra

Thực ra ráy tai rất có ích cho tai của bạn. Ráy tai giúp tai không bị quá khô, thu giữ bụi bẩn và ngăn chặn vi khuẩn không lọt sâu vào trong tai. Dần dần, ráy tai sẽ tự di chuyển ra bên ngoài tai và tự rơi ra ngoài, và một quá trình hình thành ráy tai mới lại bắt ddaauff.

Vì tai có cơ chế tự làm sạch nên bạn không cần thiết phải làm sạch tai. Tuy nhiên, một khảo sát chỉ ra rằng 68% số người tham gia nói rằng họ thường xuyên dùng tăm bông để làm sạch tai.

Có lẽ bạn không biết rằng sử dụng tăm bông để làm sạch tai có thể gây ra rất nhiều tổn hại cho cơ thể, bao gồm:

Đẩy ráy tai vào sâu hơn

Sử dụng tăm bông để làm sạch ráy tai có thể sẽ khiến ráy tai chui vào sâu hơn trong tai. Tăm bông sẽ khiến ráy tai không thể tự làm sạch và đẩy ra ngoài như bình thường, thay vào đó, sẽ khiến ráy tai tích tụ trong tai sâu hơn.

Tích tụ quá nhiều ráy tai có thể sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu, bao gồm:

  • Đau
  • Cảm giác đầy nặng trong tai
  • Ù tai, nghe không rõ

Tổn thương

Đẩy tăm bông vào quá sâu trong tai có thể làm tổn thương các cấu trúc của tai giữa. Một tổn thương tai phổ biến liên quan đến sử dụng tăm bông là rách màng nhĩ.

Một nghiên cứu năm 2017 xem xét các tổn thương liên quan đến tai ở trẻ em từ năm 1990 đến 2010 cho thấy: có khoảng 73% số tổn thương tai do sử dụng tăm bông là khi đang ngoáy tai. Một nghiên cứu khác xem xét 80 trường hợp rách màng nhĩ cho thấy mặc dù các nguyên nhân như bị ngược đãi là nguyên nhân phổ biến nhất gây rách màng nhĩ , nhưng tổn thương do có vật lạ đưa vào tai chiếm tới 44% số ca rách màng nhĩ.

Nhiễm trùng

Ráy tai giúp lưu giữ và làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào ống tai. Sử dụng tăm bông có thể sẽ đẩy ráy tai và vi khuẩn vào sâu hơn trong tai, và có thể dẫn đến viêm tai.

Vật lạ trong tai

Trong một số trường hợp, một phần đầu của tăm bông có thể sẽ bị rơi ra và mắc lại bên trong tai của bạn. Việc này có thể sẽ dẫn đến khó chịu, đầy hoặc đau tai. Trong một số trường hợp thậm chí có thể sẽ gây mất thính lực.

Một nghiên cứu điều tra về các vật thể lạ thường dẫn đến các ca cấp cứu cho thấy tăm bông trong ống tai là một trong số những vật thể lạ thường khiến người trưởng thành phải đi cấp cứu nhất.

Điều nên làm nếu bạn cảm thấy đau tai

Nếu bạn đã sử dụng tăm bông để ngoáy tai và bắt đầu thấy đau, hãy làm những việc sau đây:

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, ví dụ như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau. Nếu tình trạng đau tai không biến mất sau 3 ngày, bạn nên đến gặp bác sỹ.

Nếu bạn sử dụng tăm bông để ngoáy tai và cảm thấy đau nhói, đi kèm với các triệu chứng như ù tai hoặc nghe không rõ, hãy đến gặp bác sỹ ngay lập tức. Tai của bạn có thể đã bị tổn thương.

Làm thế nào để làm sạch tai một cách an toàn

Nếu bạn muốn loại bỏ ráy tai một cách an toàn, hãy làm theo 4 bước sau:

  • Làm mềm: nhỏ một vài giọt dầu em bé, dầu khoáng hoặc glycerin vào trong tai để làm mềm ráy tai
  • Làm ẩm: Sau một vài ngày làm mềm ráy tai, hãy làm ẩm tai của bạn. Sử dụng một chiếc xi lanh để bơm nước vào ống tai của bạn.
  • Làm sạch: sau khi đã làm ẩm, hãy nhẹ nhàng nghiêng đầu bạn về 1 bên để nước chảy ra khỏi tai của bạn.
  • Làm khô: sử dụng một chiếc khăn sạch để lau khô phần tai ngoài

Những người bị viêm tai hoặc bị rách màng nhĩ nên tránh làm sạch tai theo cách này.

Nên tránh những gì khác ngoài việc dùng tăm bông?

Ngoài tăm bông, có nhiều phương pháp làm sạch tai khác bạn cũng cần tránh. Những cách này bao gồm dùng nến để làm sạch tai và sử dụng các thiết bị hút ráy tai bán trên thị trường. Nên nhớ rằng, cách an toàn nhất để làm sạch ráy tai là đến gặp bác sỹ.

Khi nào cần đến gặp bác sỹ

Nhìn chung, bạn không cần đến gặp bác sỹ để làm sạch tai. Tuy nhiên, đôi khi ráy tai tích tụ quá cứng có thể sẽ khiến ráy tai không thể tự làm sạch một cách tự nhiên được, kể cả khi bạn không sử dụng tăm bông để ngoáy tai.

Hãy đến gặp bác sỹ để kiểm tra tai nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Đau tai
  • Tai có cảm giác bị tắc hoặc bị nghẽn
  • Chảy dịch từ tai, đặc biệt nếu dịch là mủ hoặc máu
  • Sốt
  • Mất thính lực
  • Ù tai
  • Chóng mặt

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm