Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Suy thượng thận cấp

Suy thượng thận cấp là một cấp cứu y khoa nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng cortisol.

Suy thượng thận cấp

Khi bạn bị căng thẳng (stress), tuyến thượng thận (nằm trên đỉnh của thận) sẽ tiết ra một loại hóc-môn gọi là cortisol. Cortisol giúp cơ thể đáp ứng hiệu quả với căng thẳng. Hóc-môn này cũng đóng vai trò giúp cho sự chắc khỏe của xương, đáp ứng của hệ miễn dịch và chuyển hóa thức ăn. Bình thường cơ thể sẽ tự cân bằng lượng cortisol được sản xuất ra.

Suy thượng thận cấp là một cấp cứu y khoa nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng cortisol. Suy thượng thận cấp có thể cực kì nguy hiểm nếu nồng độ cortisol không được bổ sung. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức.

Triệu chứng

Những triệu chứng của suy thượng thận cấp bao gồm:

  • Cực kì mệt mỏi
  • Tinh thần lẫn lộn
  • Sạm da
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Nôn
  • Sốt
  • Đau đột ngột ở thắt lưng hoặc cẳng chân
  • Chán ăn
  • Tụt huyết áp
  • Rét run
  • Ban trên da
  • Vã mồ hôi
  • Nhịp tim nhanh
  • Mất ý thức

Một số người có thể cảm thấy thèm muối khi bị suy thượng thận cấp. Nhiều triệu chứng cũng phát triển theo thời gian như là một phần của bệnh Addison.

Nguyên nhân

Suy thượng thận có thể xảy ra khi tuyến thượng thận của bạn không duy trì được chức năng thích hợp trong những tình huống stress cao độ. Tuyến thượng thận nằm ở đỉnh của thận và đóng vai trò sản xuất nhiều hóc-môn thiết yếu, trong đó có cortisol. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, chúng sẽ không thể sản xuất đủ những hóc-môn này, có thể gây ra suy thượng thận cấp.

Những người bị bệnh Addison có nguy cơ cao hơn bị suy thượng thận cấp, đặc biệt nếu họ không được điều trị. Bệnh Addison thường xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào tuyến thượng thận của bạn, hay còn được gọi là bệnh tự miễn.

Những nguyên nhân khác của bệnh Addison bao gồm:

  • Sử dụng glucocorticoid kéo dài, ví dụ như prednisone
  • Nhiễm trùng nặng, bao gồm nhiễm nấm và virus
  • Các khối u
  • Sử dụng quá nhiều một số thuốc chống đông
  • Phẫu thuật tuyến thượng thận

Nồng độ cortisol sẽ giảm từ từ theo thời gian nếu bạn bị bệnh Addison và không được điều trị. Khi bạn không đủ lượng thích hợp các hóc-môn tuyến thượng thận, stress có thể tác động đến cơ thể của bạn và dẫn đến suy thượng thận cấp. Suy thượng thận cấp có thể gây ra bởi một số sự kiện như:

  • Tai nạn ô tô
  • Chấn thương dẫn đến sốc
  • Mất nước nặng
  • Nhiễm trùng nặng

Yếu tố nguy cơ

Những người có nguy cơ bị suy thượng thận cấp là người:

  • Được chẩn đoán bệnh Addison
  • Phẫu thuật tuyến thượng thận gần đây
  • Có tổn thương tuyến yên
  • Đang điều trị suy thượng thận nhưng không uống thuốc đều
  • Bị chấn thương hoặc stress nặng
  • Mất nước nặng

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu bằng cách đo nồng độ cortisol hoặc ACTH trong máu của bạn. Khi các triệu chứng của bạn đã được đặt dưới tầm kiểm soát, bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định:

  • Test kích thích ACTH: bác sĩ sẽ đánh giá nồng độ cortisol của bạn trước và sau khi tiêm ACTH
  • Xét nghiệm nồng độ kali máu
  • Xét nghiệm nồng độ natri máu
  • Test nhanh đường máu
  • Xét nghiệm nồng độ cortisol 

Điều trị

Thuốc

Những người bị suy thượng thận cấp thường cần tiêm ngay một mũi hydrocortisone theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Điều trị tại nhà

Bạn có thể đã có một bộ dụng cụ để tiêm hydrocortisone tại nhà nếu bạn đã từng được chẩn đoán bệnh Addison. Bác sĩ có thể chỉ cho bạn cách để tiêm cấp cứu; cũng rất hữu ích nếu như các thành viên trong gia đình cũng biết cách để sử dụng. Bạn có thể cần một bộ dụng cụ để trong xe ô tô nếu bạn thường xuyên đi du lịch.

Đừng chờ cho đến khi triệu chứng diễn biến xấu khiến bạn quá yếu hoặc tinh thần lú lẫn mới tiêm hydrocortisone, đặc biệt là nếu bạn đã bị nôn. Khi bạn đã tự tiêm, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Bộ dụng cụ có thể giúp ổn định tình trạng của bạn nhưng không có nghĩa là sẽ thay thế được các chăm sóc cấp cứu.

Điều trị tình trạng suy thượng thận cấp nặng

Sau cơn suy thượng thận cấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nằm viện để tiếp tục theo dõi, đảm bảo chắc chắn tình trạng của bạn được kiểm soát hoàn toàn.

Tiên lượng

Người bị suy thượng thận cấp thường sẽ bình phục nếu được điều trị nhanh chóng. Với điều trị thích hợp, những người bị suy thượng thận có thể sống tương đối khỏe mạnh và năng động.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì suy thượng thận cấp có thể dẫn đến:

  • Sốc
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Tử vong

Bạn có thể hạn chế nguy cơ bị suy thượng thận cấp bằng cách uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên mang theo bộ dụng cụ tiêm bên mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy thượng thận và progesterone thấp

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm