Thông thường, nếu một phụ nữ có triệu chứng như tiết dịch âm đạo bất thường hoặc dịch âm đạo có mùi hôi, thì ngay lập tức, bản thân người phụ nữ sẽ nghĩ đến tình huống xấu nhất: đó là có thể họ đã mắc phải một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) nào đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những dấu hiệu trên có nguyên nhân không phải là do bệnh lây truyền qua đường tình dục, mà chỉ là một tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo bình thường, do mất cân bằng độ pH tại âm đạo gây ra.
Nếu bạn chưa bao giờ nghe tới bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, thì cũng không có gì là lạ cả. Rất ít người biết đến hoặc chủ động tìm hiểu về căn bệnh này. Nhưng, việc hiểu biết rõ về tình trạng này có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho các chị em.
Dưới đây là 5 sự thật quan trọng bạn cần biết về nhiễm khuẩn âm đạo
Nguyên nhân của nhiễm khuẩn âm đạo còn chưa được biết đầy đủ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiễm khuẩn âm đạo là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bất thường tại âm đạo của phụ nữ. Nhưng, vai trò của việc hoạt động tình dục trong việc phát triển bệnh hiện vẫn chưa được biết rõ. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn âm đạo tại Mỹ vào khoảng 21,2 triệu phụ nữ từ 14-49 tuổi (tương đương khoảng 29,2%).
Mặc dù các bác sỹ biết rằng có bạn tình mới, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và thụt rửa âm đạo là những nguyên nhân gây mất câng bằng hệ vi sinh vật của âm đạo, và khiến phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo hơn, nhưng tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo cũng có thể xảy ra với tất cả nữ giới, bao gồm cả nữ giới chưa bao giờ quan hệ tình dục. Nam giới, tất nhiên không bị nhiễm khuẩn âm đạo, chắc chắn là thế rồi nhưng có một số báo cáo cho thấy, nam giới có tình trạng tinh dịch đặc biệt có tính axit (hoặc kiềm) cao có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo cho bạn tình của họ.
Nhiễm khuẩn âm đạo không phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Mặc dù CDC liệt nhiễm khuẩn âm đạo vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng bạn nên hiểu rằng, nhiễm khuẩn âm đạo về bản chất không phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đó chỉ là tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu tại âm đạo mà thôi.
Như đã nói ở trên, nhiễm khuẩn âm đạo có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, kể cả những phụ nữ chưa bao giờ hoặc không bao giờ quan hệ tình dục, nhưng đây là tình trạng thường có liên quan tới các hoạt động tình dục (ví dụ như có bạn tình mới). Do vậy, không nên mặc định cho rằng, nhiễm khuẩn âm đạo có liên quan tới việc quan hệ tình dục.
Một số nam giới, sau khi biết rằng bạn tình của họ bị nhiễm khuẩn âm đạo, lập tức lầm tưởng rằng điều này có nghĩa là cô ấy có bạn tình mới, mặc dù chưa chắc đã phải là như vậy. Theo các chuyên gia, nhiễm khuẩn âm đạo có thể có liên quan tới nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc thường xuyên thụt rửa âm đạo, chế độ dinh dưỡng kém, hút thuốc lá, sử dụng các sản phẩm chống mùi tại âm đạo, sử dụng đồ chơi tình dục bẩn hoặc thậm chí là có liên quan tới việc đổi loại xà phòng mới hay là thay đổi nguồn nước sinh hoạt vệ sinh và tắm rửa.
Tuy nhiên, chắc chắn rằng, bạn sẽ không bị nhiễm khuẩn âm đạo từ bồn cầu của toilet công cộng, giường ngủ tại khách sạn hay hồ bơi công cộng.
Đa số phụ nữ sẽ mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo mà không biểu hiện triệu chứng
Theo thống kê của CDC, có khoảng 84% số phụ nữ mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo sẽ không biểu hiện triệu chứng. Trong số những phụ nữ có biểu hiện triệu chứng, thì nhiễm khuẩn âm đạo được đặc trưng bởi tình trạng tiết dịch âm đạo quá nhiều, đi kèm với dịch âm đạo có mùi tanh, hôi và/hoặc ngứa rát âm đạo, đôi khi sẽ có cả tình trạng đau khi đi tiểu.
Mặc dù nhiễm khuẩn âm đạo không phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ, bao gồm cả tăng nguy cơ bị lây nhiễm vius HPV - được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư tử cung ở phụ nữ.
Phụ nữ da màu thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn (phụ nữ người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc bệnh là 51%, phụ nữ người Mỹ gốc Mexico có tỷ lệ mắc là 32% trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ da trắng chỉ là 23%). Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại một lần nữa, là nhiễm khuẩn âm đạo có thể xảy ra với phụ nữ thuộc bất cứ màu da nào.
Chỉ bác sỹ mới có thể chẩn đoán chắc rằng bạn bị nhiễm bệnh
Vì nhiễm khuẩn âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ, nên việc thường xuyên khám phụ khoa định kỳ, 6 tháng đến 1 năm 1 lần là vô cùng quan trọng. Bác sỹ sản phụ khoa sẽ khám và làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe sinh sản của bạn cũng như các bệnh phụ khoa khác nếu có.
Đồng thời, ngay khi có biểu hiện bất thường như tiết dịch âm đạo quá nhiều, dịch âm đạo có mùi tanh, hôi và/hoặc ngứa rát âm đạo, đau khi đi tiểu... bạn không nên tự mua thuốc để điều trị mà hãy nhớ đi khám bác sỹ ngay và tuân thủ đầy đủ những hướng dẫn điều trị của bác sỹ.
Nhiễm khuẩn âm đạo có thể tự khỏi, nhưng đôi khi, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết để điều trị các tình trạng nhiễm trùng nặng hơn
Nhiễm khuẩn âm đạo đôi khi sẽ tự miến mất, nhưng nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn âm đạo, có một số phương pháp tự nhiên bạn có thể thử áp dụng tại nhà để giúp đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.
Dầu dừa, một loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng chống virus và chống khuẩn, từ lâu đã được sử dụng nhờ tác dụng chữa bệnh. Bạn có thể thấm dầu dừa vào tampon sau đó đặt trong âm đạo qua đêm, thực hiện trong vài ngày có thể sẽ giúp bạn chống lại tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo. Hoa tử đinh hương của Ấn Độ cũng có tác dụng chống virus rất tốt. Hãy trộn bột hoa tử đinh hương với nước để tạo ra một hỗn hợp sệt, sau đó thoa hỗn hợp này vào âm đạo 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng giảm đi cũng là một cách hiệu quả và tự nhiên để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo.
Một biện pháp vô cùng quan trọng, hãy giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bạn, sử dụng các đồ lót bằng cotton, vệ sinh khi kinh nguyệt sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn... sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi tình trạng nhiễm trùng âm đạo.
Tuy nhiên, không may mắn là đôi khi, phụ nữ sẽ mắc phải những tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo nặng và bác sỹ sẽ phải dùng kháng sinh mới có thể điều trị khỏi được. Các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm Metronidazole, Clindamycin hoặc Tinidazole. Hãy nhớ, chỉ bác sỹ mới có thể kê đơn cho bạn điều trị.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh