Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự phát triển về cảm xúc của trẻ 3-5 tuổi

Kể cả khi trẻ mới 3-4 tuổi, trẻ cũng đã có những sở thích và cảm xúc riêng của mình. Trẻ có sự yêu – ghét rõ ràng và tính cách cá nhân của trẻ sẽ phát triển từng ngày. Ở độ tuổi này, trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ tốt hơn để biểu đạt cảm xúc của mình, và do vậy, trẻ cũng sẽ bớt cáu gắt hơn. Cảm xúc của trẻ cũng sẽ thay đổi rất nhanh từ phút này sang phút khác, nhưng trẻ sẽ nói nhiều về sự tức giân hoặc nỗi buồn của mình hơn.

Trẻ 3-5 tuổi: Cảm xúc chi phối

Mặc dù trẻ 3 tuổi đã bắt đầu có thể hiểu được cảm xúc mà trẻ đang trải qua, nhưng trẻ gần như vẫn không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu trẻ thấy một điều gì đó thú vị, trẻ sẽ cười mãi không dứt. Nếu điều gì đó làm trẻ buồn hoặc tức giận, trẻ sẽ oà khóc.

Ở độ tuổi này, trẻ vẫn chưa phát triển được kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Trẻ cảm thấy như thế nào, trẻ sẽ hành động như vậy. Trẻ có thể sẽ chộp lấy đồ chơi của mình nếu thấy đứa trẻ khác muốn chơi nó, hoặc trẻ sẽ cảm thấy buồn khi không được ăn món ăn yêu thích vì sắp đến giờ ăn cơm. Trẻ sẽ không thể “trì hoãn sự sung sướng” được – trẻ muốn thứ gì, trẻ sẽ muốn ngay lập tức.

Trẻ 3-4 tuổi coi việc đánh, cắn, hoặc đẩy là một cách để giải quyết mâu thuẫn. Trẻ chưa hiểu được sự khác biệt giữa những hành vi phù hợp và không phù hợp. Do đó, nhiệm vụ của bạn là phải dạy trẻ cư xử như thế nào cho đúng và thể hiện cảm xúc như thế nào là sai cách.

Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ bắt đầu nhận ra mối liên quan giữa việc bùng nổ cảm xúc và các hậu quả của nó. Bùng nổ cảm xúc có thể sẽ đi kèm với việc sẽ bị phạt hoặc sẽ bị tịch thu món đồ chơi yêu thích. Điều này giúp trẻ 4 tuổi hiểu ra rằng, bùng nổ cảm xúc không phải là một cách thể hiện cảm xúc được chấp nhận.

Trẻ 4 tuổi cũng có thể trở thành một diễn viên hài trong gia đình. Trẻ sẽ bắt đầu phát triển khiếu hài hước và thích việc giả vờ ngốc nghếch để làm mọi người cười.

Trẻ 4 tuổi cũng sẽ bắt đầu phát triển sự đồng cảm. Trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy những gì người khác cảm thấy, và trẻ cũng sẽ thấy buồn nếu bạn của trẻ cảm thấy đau hoặc buồn. Trẻ cũng có thể sẽ ra ôm, hôn nếu thấy bạn của mình  đang khóc.

Trẻ 5 tuổi sẽ có sự phát triển nhanh chóng về cảm xúc. Trẻ sẽ có thể điều khiển cảm xúc của mình tốt hơn và sẽ nói về cảm xúc của mình một cách dễ dàng hơn. Trẻ cũng có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Trẻ có thể kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình và có thể xin phép khi muốn sử dụng thứ gì đó không phải của trẻ.

Nếu có một điều gì đó khiến trẻ 5 tuổi tức giận, nhiều khả năng trẻ sẽ sử dụng ngôn từ để biểu hiện sự tức giận của mình, thay vì bùng nổ cảm xúc. Nhược điểm của việc này là trẻ sẽ bắt đầu sử dụng các từ ngữ ích kỷ và sẽ đặt tên khi trẻ cảm thấy bực tức hoặc buồn bã.

Cũng ở độ tuổi này, trẻ sẽ bắt đầu thích thú về mặt giới tính. Trẻ sẽ bắt đầu đặt những câu hỏi kiểu như em bé sinh ra như thế nào. Trẻ sẽ tò mò về cơ thể của mình và sẽ bắt đầu chạm hoặc chơi với bộ phận sinh dục của mình. Trẻ cũng sẽ thích khám phá bộ phận sinh dục của những người khác, bạn khác. Tất cả những điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng bạn cũng cần hướng dẫn trẻ để trẻ biết hành vi nào là phù hợp và hành vi nào không phù hợp.

Bạn cần để trẻ hiểu được rằng, việc tò mò về cơ thể mình là bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ có thể nghịch ngợm hoặc phơi bày các bộ phận cá nhân ở nơi đông người. Bạn cũng cần để trẻ biết được rằng không được để người khác chạm vào bộ phận sinh dục của mình, trừ bố mẹ lúc tắm. Nếu trẻ cảm thấy đau ở bộ phận sinh dục, thì bác sĩ có thể chạm vào, miễn là khi có bố hoặc mẹ trong phòng.

Trẻ 3-5 tuổi và các trò chơi thú vị

Khi trẻ 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu phát triển khả năng tưởng tượng. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ bắt đầu dành một lượng lớn thời gian ở trong thế giới tưởng tượng của trẻ. Búp bê và gấu bông sẽ có tên và có tính cách nhất định. Trẻ sẽ nói chuyện với những người bạn trong tưởng tượng. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng việc tưởng tượng ra những người bạn của trẻ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang cô đơn hay bị cô lập, nhưng thực ra lại ngược lại. Trẻ sử dụng cách này để học được cách tương tác với những người bạn trong thế giới thật. Chơi với những người bạn trong tưởng tượng là cách trẻ thực tập trước khi bước vào thế giới thật. Ở độ tuổi này, vì trẻ gần như không thể kiểm soát được cuộc sống của trẻ nên trẻ sẽ tưởng tượng ra mọi thứ, và trong thế giới ấy, trẻ sẽ có quyền chịu trách nhiệm về mọi việc.

Cũng quanh khoảng thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu hình thành các nỗi sợ hãi về các con quái vật ở dưới gầm giường. Loại nỗi sợ hãi này rất phổ biến. Với trẻ, việc này khá nghiêm trọng, do vậy đừng đùa cợt nỗi sợ hãi này của trẻ. Điều tốt nhất bạn có thể làm là trấn an trẻ rằng trẻ đang được giữ an toàn và không ai có thể làm tổn thương trẻ được cả.

Khi trẻ lớn lên, việc chơi các trò chơi tưởng tượng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ nhưng dần dần trẻ sẽ hiểu được sự khác nhau giữa thế giới tưởng tượng và thế giới thật. Thế giới tưởng tượng của trẻ sẽ rất cụ thể và phức tạp, và bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy rằng trong thế giới ấy của trẻ có mâu thuẫn và xung đột. Bạn không cần thiết phải phiền lòng về các trò chơi này của trẻ, bởi điều này là hoàn toàn bình thường khi trẻ tưởng tượng về vũ khí và bạo lực ở lứa tuổi này. Điều này không có nghĩa là trẻ sẽ có xu hướng bạo lực khi lớn lên.

Trẻ 3-5 tuổi rất độc lập

Trẻ càng lớn, trẻ sẽ càng mong muốn độc lập hơn. Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn nhưng cách tốt nhất để nuôi dưỡng sự độc lập và tự tin của trẻ là xây dựng kỷ luật cho trẻ. Cho trẻ lựa chọn, nhưng lựa chọn có giới hạn. Có thể để trẻ lựa chọn giữa 2 bộ quần áo, hoặc 2 món ăn. Nếu trẻ muốn làm điều gì đó mà bạn thấy không tốt, hãy cứng rắn với trẻ. Tự do trong khuôn khổ sẽ giúp trẻ hình thành sự tự tin cùng lúc với việc để trẻ biết rằng trẻ luôn an toàn và được bảo vệ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Con người có bao nhiêu cảm xúc?

Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm