Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xoa bóp - bấm huyệt vùng chân: Những sự kỳ diệu không ngờ!

Xoa bóp - bấm huyệt vùng chân (FOOT MASSAGE) có lịch sử hàng ngàn năm và được phổ biến rộng rãi khắp thế giới. Vậy, xoa bóp - bấm huyệt vùng chân có tác động tới cơ thể như thế nào?

Trong cơ thể con người có khoảng 40km các loại ống (thần kinh, mạch máu...) từ lớn, nhỏ, tới li ti chạy ngang dọc và khắp cơ thể. Có khoảng 7.200 đầu dây thần kinh ở mỗi bàn chân. Đó là các dây thần kinh, mạch máu lưu thông tới mọi tế bào. Chỉ cần một ống dẫn nhỏ bị tắc ở đâu đó là ảnh hưởng tới cả một nhánh hay cả hệ thống. Đôi bàn chân chúng ta là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và là điểm thấp nhất của các đường ống, vì phần lớn thời gian con người hoạt động là đứng hay ngồi. Cho nên, máu thường bị dồn đọng và ứ tắc tại đây. Việc xoa bóp những điểm bị tắc do máu kém lưu thông giúp cho máu tuần hoàn tốt. Mặt khác, các đốt xương ở bàn chân ít vận động có thể gây “cứng” làm cho một số dây thần kinh và mạch máu bị “kẹt” cũng gây ra sự kém lưu thông.

Theo học thuyết phản xạ vùng

Foot massage hay còn gọi là “phản xạ liệu pháp” (foot reflexology). Liệu pháp này đã được những người dân bản xứ ở châu Phi và biết đến, và cũng được người Trung Quốc, Ai cập cổ thực hành từ rất lâu.

Cho đến đầu thế kỷ 20, tiến sĩ William Fitzgerald đã nghiên cứu và ghi chú rất kỹ về việc bấm vào những phần cụ thể của cơ thể lại có tác dụng gây tê đối với những vùng liên quan.

 

Williams FitzGerald đã đề ra học thuyết“10 vùng chữa bệnh”(Ten zones therapy). Cơ thể được chia thành thành 10 vùng song song thể hiện những lát cắt xuất phát từ đỉnh đầu, được đánh số từ 1 - 5 theo thứ tự từ đường trung tâm phân chia cơ thể thành 2 phần. Các đường đó đối xứng ở mặt trước cũng như mặt sau, và tận cùng là những đường phản chiếu ở mỗi chân, mỗi tay 5 đường.

Các lát cắt đó cùng với những đường phản chiếu của nó ở bàn chân, ở bàn tay giúp cho ta định hướng để chữa bệnh theo nguyên lý “bệnh phát sinh ở nơi nào trên lát cắt thì tìm và tác động bấm lên điểm phản chiếu ở bàn chân, ở bàn tay. Khi điểm phản chiếu được day ấn hết đau thì bệnh trên cơ thể cũng được giải cứu”.

Theo y học cổ truyền

Đông y cho rằng tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở bàn chân. Bàn chân trái tương ứng với nửa người bên trái (mắt trái, thận trái, tim, lách, hậu môn, trĩ, …); bàn chân phải tương ứng với nửa người bên phải (mắt phải, gan thận, mật, ruột thừa). Khi day hoặc bấm các huyệt vị ở bàn chân có tác dụng chữa được bệnh, phòng bệnh, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ...

Xoa bóp hai bàn chân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.

Đôi bàn chân còn có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người:

Gan bàn chân có liên hệ tới lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng.

Lòng bàn chân có liên quan đến thận.

Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì.

Ngón thứ tư có liên quan đến gan (xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi).

Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày (xát ngón 2 có thể chữa được chứng trướng bụng, đầy hơi, ợ chua).

Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang (xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt).

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại xoa bóp - bấm huyệt có những tác dụng:

- Kích hoạt tuần hoàn máu.

- Phát huy hiệu lực của thần kinh hưng phấn để giải tỏa các ảnh hưởng tiêu cực của thần kinh ức chế tạo nên các kích thích của các hệ nội tiết, các hệ lympho tiết ra các hợp chất hóa chất như endorphin có tác dụng giảm đau, tăng cường các chất nội sinh có tác dụng chữa bệnh, loại trừ các oxy tự do hoặc các acid béo chứa nó gây bệnh…, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Khi xoa bóp, những vảy sừng của biểu bì bị bong ra; đồng thời tạo điều kiện cho tuyến mồ hôi, và tuyến mỡ bài tiết tốt hơn; tức là làm cho quá trình đào thải những sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá được tốt hơn.

- Khi xoa bóp, da được cung cấp máu tốt hơn, đồng thời loại trừ những khả năng ứ đọng ở tĩnh mạch; sự chuyển động của bạch huyết cũng gia tăng, chẳng những tại chỗ mà còn ở vùng lân cận nữa.

- Giúp giải tỏa các tiêu cực tâm lý (stress, các cảm xúc tiêu cực, nóng giận, buồn, ghen…).

- Đối với gân: xoa bóp làm tăng tuần hoàn qua cơ nhờ đó gân được dinh dưỡng tốt hơn, làm gân mềm mại, tăng tính đàn hồi, tăng tầm hoạt động của khớp trong trường hợp co rút gân và dây chằng của khớp .

- Đối với khớp: tác dụng của xoa bóp khớp cũng được tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp.

- Đối với xương: tuần hoàn cơ được cải thiện khi xoa bóp làm xương được nuôi dưỡng tốt hơn, xoa bóp làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương.

Như vậy, xoa bóp - bấm huyệt bàn chân có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe, không chỉ mang lại cảm giác thư giãn mà còn tác động đến toàn bộ cơ thể qua hệ thống kinh lạc, huyệt vị, các đường phản xạ...

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm