Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng thường gặp của lạc nội mạc tử cung

Đau bụng dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng rất điển hình của lạc nội mạc tử cung. Nhưng cũng còn rất nhiều triệu chứng khác nữa.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi lớp mô nội mạc tử cung thường nằm bên trong tử cung nay lại phát triển ra bên ngoài tử cung và thậm chí là phát triển trên các cơ quan khác. Lạc nội mạc tử cung thường gặp nhất là tại buồng trứng, ống dẫn trứng và phần sau tử cung, nhưng các mô nội mạc tử cung cũng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào. Các bác sỹ đã gặp phải những trường hợp tìm thấy mô nội mạc tử cung ở dạ dày, bàng quang, thận, phổi và cơ hoành, mặc dù những vị trí này hiếm gặp hơn.

Ở những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, lớp mô nội mạc tử cung sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường (như khi chúng phát triển ở bên trong tử cung). Lớp mô này vẫn sẽ phát triển trên các cơ quan khác, tuân theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, lớn lên và chảy máu mỗi tháng. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng lạc nội mạc tử cung có thể sẽ gây đau đớn nếu không được điều trị.

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân của tình trạng lạc nội mạc tử cung, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thuyết của Sampson, còn được gọi tên là sự thụt lùi của kinh nguyệt (retrograde menstruation). Trong suốt quá trình thụt lùi của kinh nguyệt, các tế bào nội mạc tử cung sẽ đi ra khỏi tử cung thông qua ống dẫn trứng và phát triển trên các mô khác ở trong ổ bụng.

Bạn hãy chú ý đến những triệu chứng lạc nội mạc tử cung dưới đây và trao đổi với bác sỹ nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Bạn bị đau trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung. Cơn đau sẽ xuất hiện vài ngày trước khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện, có thể kéo dài trong suốt những ngày có kinh và tiếp diễn một vài ngày sau khi chu kỳ đã kết thúc. Một vài cơn đau đi kèm với chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường, nhưng nếu cơn đau khiến bạn không thể kiểm soát được  là kéo dài thì đó có thể là triệu chứng của tình trạng lạc nội mạc tử cung. Khi phụ nữ phải nghỉ học, nghỉ làm và không thể hoạt động bình thường mỗi khi kỳ kinh đến thì đó chính là thời điểm mà bạn nên tới khám bác sỹ.

Bạn gặp khó khăn trong khi mang thai và thụ thai

Nếu bạn gặp khó khăn khi muốn thụ thai, thì lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân. Nếu các mô nội mạc tử cung phát triển tại ống dẫn trứng, nó có thể gây sẹo, tắc nghẽn hoặc xoắn ống dẫn trứng, làm hạn chế khả năng được thụ tinh của trứng. Máu (từ các mô nội mạc tử cung lạc chỗ) là một chất rất dễ gây kích ứng với vùng bên trong ổ bụng, và việc xuất huyết có thể sẽ gây dính hoặc khiến sẹo mô hình thành và khiến người phụ nữ khó thụ thai hơn. Vị trí mà các mô nội mạc tử cung phát triển cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Ví dụ, một người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thụ thai hơn, so với một người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung tại các vị trí khác.

Bạn thường xuyên sử dụng toilet

Thường xuyên đi tiểu có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh, và lạc nội mạc tử cung là một trong số đó. Nếu một phụ nữ tăng số lần đi tiểu trong ngày, đặc biệt là khi dấu hiệu này đi kèm với một vài triệu chứng khác, thì đó có thể là triệu chứng của tình trạng lạc nội mạc tử cung

Bạn cảm thấy kiệt sức

Một số phụ nữ sẽ xuất hiện dấu hiệu lạc nội mạc tử cung là mệt mỏi. Mặc dù đó có thể là tình trạng mệt mỏi thông thường, tự xuất hiện và tự biến mất, nhưng mệt mỏi cũng có thể là do tình trạng thường xuyên cảm thấy khó chịu và phải trải qua những cơn đau mãn tính của tình trạng lạc nội mạc tử cung.

Bạn gặp khó khăn khi đi đại tiện

Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến các nhu động ruột, và gây ra các nhu động ruột gây đau. Nếu các mô nội mạc tử cung ảnh hưởng đến ruột, phụ nữ có thể sẽ thường xuyên bị táo bón và cảm thấy đau mỗi khi đi đại tiện.

Bạn thường xuyên bị đau vùng chậu

Theo thời gian, những cơn đau vùng chậu có thể trở nên mãn tính và khiến phụ nữ thường xuyên cảm thấy đau, và không chỉ đau quanh thời điểm có chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ còn cảm thấy đau khi quan hệ tình dục. Phụ nữ có thể sẽ cảm thấy nặng nề ở vùng chậu, đi kèm với đó là các cơn đau quặn hoặc đau âm ỉ. Đau mãn tính ở vùng chậu hoặc tăng áp lực ở vùng chậu có thể có nguyên nhân là do lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng, khiến các u nang hình thành. Phụ nữ có thể mắc phải tình trạng lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng nếu mô nội mạc tử cung phát triển ở bên trong buồng trứng thành một khối.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn gây đau đớn ngay từ những ngày đầu tiên

Đa số phụ nữ sẽ hơi khó chịu khi đang trong kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu phụ nữ than phiền về việc thường xuyên đau đớn từ những ngày đầu tiên có kinh, và cơn đau không thuyên giảm bằng việc dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, thì đó có thể là một triệu chứng rất rõ ràng của tình trạng lạc nội mạc tử cung.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có rất nhiều phương pháp điều trị, từ việc dùng thuốc để kiểm soát cơn đau cho đến can thiệp phẫu thuật.

Trị liệu bằng hormone, ví dụ như dùng thuốc tránh thai kéo dài cũng có thể giúp làm giảm các cơn đau do lạc nội mạc tử cung.

Bcũng có thể luyện tập các bài tập cho cơ vùng chậu, tập yoga hoặc châm cứu để làm giảm đau.

Bác sỹ cũng có thể sẽ sử dụng Lupron, một loại thuốc tiêm mà phụ nữ phải tiêm mỗi tháng một lần hoặc 3 tháng một lần để ngăn chặn tín hiệu thần kinh gửi đến buồng trứng khiến buồng trứng sản xuất ra progesterone và estrogen. Tiêm lọai thuốc này sẽ khiến cơ thể tin rằng người phụ nữ đang trong tình trạng mãn kinh. Lupron có thể được diều trị trong khoảng 6 tháng và sau đó tiếp tục sử dụng một dạng viên uống tránh thai để làm giảm cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra.

Bác sỹ cũng có thể sẽ loại bỏ các chỗ dính nội mạc tử cung thông qua phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung chỉ được tiến hành nếu phụ nữ không giảm đau sau khi được dùng thuốc hoặc sau khi đã tiến hành những thủ thuật xâm lấn tối thiểu.

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reade's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm