Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh khiến cho lượng khí đi vào và đi ra từ phổi bị hạn chế. Để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, việc tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng.

Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm thở gấp, ho và khò khè. Một số hoạt động hoặc một số chất nhất định có thể làm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bất ngờ xấu đi hoặc làm các triệu chứng này bùng phát.

Thời tiết

Nhiệt độ và thời tiết có thể làm các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trở nên xấu đi. Không khí lạnh, khô hoặc không khí nóng có thể gây ra đợt bùng phát các triệu chứng. Theo các nghiên cứu và theo hiệp hội về phổi của Canada, nhiệt độ dưới nhiệt độ đóng băng và trên 32 độ C là những yếu tố nguy hiểm. Các yếu tố thời tiết khác như gió và độ ẩm cũng là nguy cơ cho việc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Kiểm soát thời tiết lạnh

Trong thời tiết lạnh và có gió, bạn nên che chắn mũi và miệng khi đi ra ngoài. Sử dụng khẩu trang, khăn hoặc bạn có thể đan tay vào nhau và đưa lên để che mũi và miệng. Khi ở trong nhà, độ ẩm lý tưởng là khoảng 40%. Bạn có thể duy trì độ ẩm này bằng cách sử dụng máy làm ẩm không khí.

Kiểm soát thời tiết nóng

Trong những ngày rất nắng nóng và ẩm ướt, không có cách nào để tránh bệnh phổi tắc nghẽn bùng phát tốt hơn việc ở trong nhà và bật điều hòa. Trên thực thế, đó là cách duy nhất để làm giảm nguy cơ. Rất nhiều người ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thậm chí còn chuyển đến một vùng đất khác để sinh sống, nơi có nhiệt độ và thời tiết ổn định.

Ô nhiễm không khí

Dù là ở trong nhà hay ở ngoài, ô nhiễm không khí có thể gây kích thích phổi và làm các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bất ngờ xuất hiện. Bụi bẩn, phấn hoa, khí ozon hoặc khói có thể là các nguyên nhân khi bạn ở ngoài. Bụi bẩn, phấn hoa, lông súc vật và các chất hóa học từ các sản phẩm tẩy rửa, sơn hoặc các sản phẩm dệt may có thể gây ra các đợt bùng phát triệu chứng khi bạn ở trong nhà.

Kiểm soát ô nhiễm không khí

Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể bảo vệ bản thân khỏi các chất gây ô nhiễm bên ngoài cũng với các cách như việc bảo vệ bản thân với không khí lạnh. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và hạn chế luyện tập thể thao hoặc hoạt động thể lực khi ở ngoài. Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là ở trong nhà, đặc biệt là khi lượng khí ozon và lượng sương khói trong không khí quá cao. Thông thường, lượng khí ozon sẽ cao nhất vào thời điểm giữa tháng 5 đến tháng 9 và lượng khí này vào buổi chiều sẽ cao hơn buổi sáng.

Kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà

Một máy lọc không khí có thể giúp bạn loại bỏ các chất gây kích thích ra khỏi không khí. Nếu bạn muốn sử dụng các phương pháp tự nhiên hơn, có một số loại cây trồng trong nhà có tác dụng làm sạch không khí. Thường xuyên lau dọn nhà cửa, đặc biệt là hút bụi có thể giúp làm giảm nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát. Tuy nhiên, tốt nhất là hãy để một người khác – không mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giúp bạn dọn nhà. Không chỉ có các chất hóa học trong các sản phẩm tẩy rửa gây ra các triệu chứng của bạn mà cả bụi bẩn bị hút ra trong quá trình dọn nhà cũng có thể là nguyên nhân. Bạn nên dùng các sản phẩm tây rửa thiên nhiên và không chứa các chất gây kích thích có hại.

Nhiễm  trùng

Nhiễm trùng ảnh hưởng đến phổi và đường dẫn khí, do vậy, nhiễm trùng rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những yếu tố gây nhiễm trùng phổ biến, như cúm và cảm lạnh có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ho, khò khè và khó thở. Nếu không được điều trị, các bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm tới tính mạng

Tránh nhiễm trùng

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng là thường xuyên rửa tay sạch và đảm bảo rằng bạn tiêm đủ vắc xin cần thiết. Uống đủ nước, thực hiện vệ sinh tốt, giữ nhà cửa sạch sẽ và tránh đến những nơi đông người hoặc tránh tiếp xúc với người bị bệnh là những cách tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn đã bị cảm lạnh hoặc bị cúm, nên điều trị càng sớm càng tốt.

Khói thuốc lá

Sự nguy hiểm của khói thuốc lá đã được nghiên cứu và ghi chép lại trong rất nhiều tài liệu. Nguy cơ của khói thuốc với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn lớn hơn. Khói thuốc lá chứa thạch tín và rất nhiều chất hóa học độc hại có thể gây kích ứng phổi. Khói thuốc có thể gây tổn thương các lông mao chịu trách nhiệm làm sạch đường dẫn khí. Tất cả các yếu tố trên có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và gia tăng nguy cơ các triệu chứng bệnh bùng phát.

Tránh khói thuốc lá

Mọi người không nên hút thuốc lá, điều này lại đặc biệt đúng với những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu bạn bị phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn nên cai thuốc ngay lập tức. Nếu bạn đã cai thuốc rồi, bạn nên làm mọi cách có thể để không tiếp xúc với khói thuốc cũng như không hút thuốc lá thụ động. 

Tham khảo thêm thông tại bài viết: 5 hiểu lầm về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

Xem thêm