Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chỉ số BMI quá cao khi mang thai làm tăng nguy cơ thai chết lưu

Các bà bầu thừa cân hoặc béo phì phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khác nhau, trong đó có nguy cơ thai bị chết lưu (thai chết trong tử cung).

Năm 2009, trên toàn thế giới có khoảng 2,6 triệu phụ nữ mang thai bị thai chết lưu trong 3 tháng cuối thai kì. Hàng năm, có khoảng 3,6 triệu em bé tử vong trong vòng 28 ngày sau sinh. Một nghiên cứu mới đây của Học viện Hoàng gia Anh đã chỉ ra rằng chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng đóng vai trò gây ra tình trạng này.

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng những phụ nữ có chỉ số BMI cao trước khi có thai hoặc trong giai đoạn sớm của thai kì có nguy cơ cao bị thai chết lưu, tăng tỉ lệ con bị tử vong khi sinh hoặc trong thời kì sơ sinh. Những phụ nữ bị béo phì mức độ nặng có nguy cơ cao nhất, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí  của Hiệp hội Y khoa Mỹ.

Rất nhiều các nghiên cứu về mối liên quan giữa BMI cao và tử vong sơ sinh nhưng nghiên cứu này đóng vai trò to lớn.

Dagfinn Aune và các cộng sự thuộc Học viện Hoàng gia Anh đã xem xét lại tất cả các dữ liệu và phân tích mối liên quan giữa chỉ số BMI và nguy cơ mắc các biến chứng thai kì nghiêm trọng. Họ đã thu thập thông tin về hơn 10.147 trường hợp tử vong của thai nhi, hơn 16.274 thai chết lưu, hơn 4.311 trường hợp tử vong chu sinh, 11.294 trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh, và 4.983 trường hợp tử vong trẻ nhỏ.

Những phụ nữ béo phì mức độ nặng có nguy cơ cao nhất

Theo Aune và các cộng sự, thậm chỉ chỉ một sự gia tăng khiêm tốn của chỉ số BMI ở mẹ cũng làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh. Những bà bầu bị béo phì nặng với chỉ số BMI >40 có thể tăng gấp 3 lần nguy cơ này so với những phụ nữ có chỉ số BMI là 20 hoặc nằm trong giới hạn bình thường.

Những sản phụ thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, và tiền sản giật. Họ cũng có nhiều khả năng sinh ra đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Aune cũng nhấn mạnh rằng những nghiên cứu này chỉ đánh giá chỉ số BMI trong một khoảng thời gian hạn chế: đó là trước khi mang thai và trong giai đoạn sớm của thai kì. Cân nặng trước khi mang thai có ảnh hưởng đáng kể đến trọng lượng của mẹ bầu ở bất kì mức độ đáng kể nào.

"Chúng tôi không có đủ những nghiên cứu để nói liệu hạn chế sự tăng cân của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai sẽ có ảnh hưởng đến nguy cơ thai chết lưu như thế nào, nhưng điều này sẽ được sự quan tâm lớn của các nghiên cứu trong tương lai.”, Aune nói.

Cộng đồng các nhà khoa học cũng sẽ xem xét sự ảnh hưởng của chế độ tập luyện và ăn uống đối với nguy cơ thai chết lưu hoặc sự thay đổi tác động của béo phì lên tình trạng này. Một số dữ liệu cho thấy rằng tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. "Nhưng đối với thai chết lưu, chúng tôi không có một câu trả lời nào," Aune nói.

Aune cũng đề cập đến nghiên cứu khác cho thấy tăng cân sau khi mang thai lần đầu có thể làm tăng khả năng thai chết lưu trong lần mang thai tiếp. Phụ nữ có thể giảm nguy cơ thai tử vong trong bụng mẹ hay ở thời kì sơ sinh bằng cách ngăn chặn tăng cân quá mức trước khi mang thai thứ hai.

Kiểm soát cân nặng là hết sức cần thiết

 

Theo giáo sư Taraneh Shirazian, chuyên ngành sản phụ khoa, trường Đại học Y Icahn, kiểm soát cân nặng trước và trong khi mang thai là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở những phụ nữ có BMI >30.

Thay đổi lối sống có thể kiểm soát tăng cân và làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng, Shirazian nói. Việc kiểm soát cân nặng cần được áp dụng đối với mỗi phụ nữ, tùy thuộc vào tình tiền sử mang thai, các vấn đề sức khỏe và cân nặng hiện tại.

Bình luận
Tin mới
Xem thêm