Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ảnh hưởng của tình trạng thiếu kẽm đối với sức khỏe

Thiếu kẽm gây ra một loạt các dấu hiệu như chậm phát triển ở trẻ em, vấn đề sinh sản ở nam giới và nữ giới, lượng đường trong máu thấp, phát triển xương kém, rối loạn về não bộ, Cholesterol máu cao, tuần hoàn kém, rối loạn ăn uống, da kém, vấn đề về móng tay và tóc, giảm vị giác và khứu giác.

Ảnh hưởng của tình trạng thiếu kẽm đối với sức khỏe

Kẽm là một thành phần thiết yếu của hơn 300 enzym giúp chóng lành vết thương, duy trì khả năng sinh sản ở người lớn, bảo vệ chống lại các gốc tự do, thúc đẩy sự phát triển ở trẻ em, tăng khả năng miễn dịch, tổng hợp protein, giữ gìn thị lực tốt và giúp cho sự tái tạo tế bào.

Thiếu kẽm rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và có thể gây ra vấn đề lớn về sức khỏe. May mắn thay, thiếu kẽm có thể được cải thiện bằng một chế độ ăn uống đúng, đầy đủ các loại thực phẩm giàu kẽm.

Ảnh hưởng của kẽm với cơ thể

Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh; còi cọc, chậm phát triển, cân nặng thấp so với tuổi có thể xảy ra ở những trẻ em có chế độ ăn thiếu kẽm.

Kẽm rất cần thiết cho sức khỏe sinh sản. Tinh trùng cần kẽm để hoạt động, bất kì sự thiếu hụt kẽm nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thiếu kẽm gây trở ngại cho sự phân chia tế bào của tinh trùng. Trẻ trai ở tuổi dậy thì cần lượng kẽm cao hơn để phát triển cơ quan sinh dục khỏe mạnh và hoàn thiện chức năng sinh dục.
Khi cơ thể thiếu hụt kẽm, nó sẽ tự điều chỉnh bằng cách rút kẽm từ các khu vực chưa được ưu tiên, ví dụ như não, khi đó sẽ làm giảm sút quá trình ghi  có thể ảnh hưởng đến vấn đề học tập ở tuổi dậy thì.

Tuyến tiền liệt là nơi tập trung nồng độ kẽm cao nhất cơ thể. Sự thiếu hụt kẽm ở nam giới lớn tuổi có liên quan đến tình trạng viêm tiền liệt tuyến.

Kẽm cũng đóng vai trò trong con đường điều chỉnh lượng đường máu của cơ thể, đặc biệt ở những người có đường huyết thấp. Sự thiếu hụt kẽm có ảnh hưởng đến tuần hoàn, nó có liên quan đến hiện tượng chân tay bị lạnh và cao huyết áp. Lượng Cholesterol trong máu cũng có xu hướng tăng lên nếu cơ thể bị thiếu kẽm.

Đau hông và khớp gối cũng có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm bởi vì các xương có chứa một lượng lớn kẽm và thiếu kẽm sẽ khiến chúng trở nên dày và ngắn hơn gây đau và các triệu chứng khác. Ngoài ra thiếu kẽm cũng có ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương.

Thiếu kẽm ở trẻ em có thể gây ra tất cả các rối loạn về não bộ từ nhẹ đến chậm phát triển nghiêm trọng, chứng khó đọc và các vấn đề khác về phát triển tâm thần. Điều này là do vùng não điều khiển cảm xúc cần một lượng kẽm lớn. Trầm cảm  cũng có thể do thiếu kẽm. Các bệnh tâm thần như động kinh, tâm thần phân liệt cũng có liên quan đến thiếu kẽm. Việc thiếu kẽm cũng có thể có ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc và các hành vi gây nghiện như nghiện rượu và ám ảnh; các hành vi chống đối xã hội như phạm pháp và tội phạm.

Thiếu kẽm là một trong những yếu tố góp phần gây ra rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần và chứng ăn uống vô độ, được thấy ở những người bị chán ăn tâm thần bị mất vị giác. Một người bị thiếu kẽm có cảm nhận kém về vị giác và khứu giác. Bổ sung kẽm kích thích sự thèm ăn ở những người có rối loạn ăn uống.

Thiếu kẽm có thể gây các vấn đề về sinh sản ở nữ, nó có thể gây không rụng trứng, khởi đầu muộn của chu kì kinh nguyệt và vô kinh.

Thiếu kẽm có ảnh hưởng đến da, móng và sự phát triển của tóc. Da mất tính linh hoạt và độ đàn hồi và dễ xuất hiện các vết rạn da, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Mụn, nhọt, viêm da, bệnh vẩy nến và các đốm trắng trên móng tay đều đáp ứng tốt với việc bổ sung kẽm trong chế độ ăn.

Thiếu kẽm cũng liên quan đến viêm lợi, tăng nguy cơ bệnh mạch vành, tiểu đường, vết thương lâu lành, eczema, ù tai và tiêu chảy cấp ở trẻ em ở những nước kém phát triển.

Biểu hiện thiếu kẽm

Thiếu kẽm là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai có thu nhập thấp, mang thai ở tuổi thanh thiếu niên, những người bị xơ gan, người bị hội chứng Down, trẻ em bị rụng tóc từng vùng, người ăn chay, người nghiện rượu, những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, những người bị bệnh thận mạn tính và các vấn đề kém hấp thu.

Dấu hiệu điển hình của thiếu kẽm ở một người là mất cảm giác ngon miệng, cảm giác kém về vị giác và khứu giác, xu hướng trầm cảm, đốm trắng trên móng tay, da nhợt nhạt, nhiễm trùng thường xuyên, khả năng sinh sản thấp, vết rạn da, các vấn đề về tuyến tiền liệt, chậm phát triển, các vấn đề về tâm thần, chậm lành vết thương, hệ thống miễn dịch kém, tiêu chảy, hôn mê tâm thần, kém ăn, da thô ráp, sụt cân, đau và da nhờn.

Điều trị

Để điều trị thiếu kẽm, tốt nhất là tăng thức ăn có hàm lượng kẽm cao trong chế độ ăn. Đó là những thực phẩm như hàu, củ gừng, thịt cừu, hạt hồ đào, đậu Hà Lan tách khô, cá tuyết, đậu xanh, tôm, củ cải, các loại hạt, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, lúa mạch đen, yến mạch, đậu phộng và hạnh nhân, hạt bí ngô.

Các sản phẩm bổ sung kẽm cũng sẽ giúp điều trị thiếu kẽm; chúng có thể chứa kẽm sulfat hoặc kẽm gluconate từ liều 15-300 mg cho người lớn.

Hấp thu

Axit dạ dày, vitamin A, E, B6, magiê, canxi và phốt pho đều giúp cho sự hấp thu kẽm.

Rượu, căng thẳng, hàm lượng canxi cao, lượng đường cao, đồng, lượng protein thấp sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối liên quan giữa kẽm và rối loạn cương dương

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm