Theo số liệu thống kê tại các cơ sở y tế gần đây thì số người mắc chứng đau cột sống ngày càng tăng và điều đáng lo ngại hơn cả là tuổi của người mắc chứng bệnh này đang ngày càng trẻ. Rõ ràng, việc ngồi hàng tiếng trước máy tính dễ gây ra những cơn đau nhức ở vùng lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cho dân văn phòng. Những động tác trong 6 bài tập chữa đau lưng dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này nhanh nhất, tại nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Cả 6 bài tập với những động tác đơn giản dưới đây đều tập trung vào việc làm săn chắc cơ bụng, cải thiện và phòng chống chứng đau lưng một cách hiệu quả. Bạn nên thực hiện các bài tập này ít nhất 4 lần/tuần, mỗi lần tập cần lặp đi lặp lại các động tác ít nhất 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài tập 1: cuộn người
Đây là bài tập kinh điển giúp phần lưng thực sự chắc khỏe hơn đồng thời giúp người tập có được vòng 2 phẳng lì và cơ đùi săn chắc.
Cách thực hiện:
Bước 1: Ngồi dưới sàn, chân mở rộng và lưng hơi ngả phía sau, tay đặt phía sau gáy.
Bước 2: Từ từ dùng cơ bụng để hạ thấp lưng chạm sàn còn đầu không đặt xuống sàn.
Bước 3: Nâng đầu, cổ và vai lên khỏi sàn bằng cơ bụng rồi dần dần nâng cả lưng lên. Vị trí cần đạt ở cuối động tác là khi lưng gập phía trước, đầu song song với sàn, bụng gập.
Bước 4: Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác này 10 lần. Hít vào khi ngả người xuống sàn và thở ra khi nâng lưng lên.
Bài tập 2: vươn người sấp
Bài tập này giúp co giãn cơ lưng một cách tối đa để giải tỏa những cơn đau.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nằm sấp dưới sàn, chân mở rộng bằng vai, mũi chân chạm đất và tay đặt sau gáy.
Bước 2: Từ từ đưa tay vươn ra sau, đẩy người lên trước và chân nâng cao. Lưu ý rằng luôn giữ mắt nhìn xuống sàn để tránh chấn thương cho vùng cổ.
Bước 3: Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác 10 lần. Hít vào khi vươn người và thở ra khi về vị trí cũ.
Bài tập 3: đạp xe
Đây là bài tập tổng hợp cho toàn bộ cơ thể, bạn sẽ giải tỏa được những cơn đau lưng, kéo giãn cơ và tập luyện cho vùng bụng săn chắc hơn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, tay đặt sau gáy và nâng đầu lên khỏi sàn. Một bên chân duỗi thẳng cao khỏi sàn, một bên chân co cao gần ngực.
Bước 2: Co chân trái tới gần vai phải và chân phải nâng lên cao.
Bước 3: Đổi bên chân, thực hiện mỗi bên 10 lần. Tổng cộng 20 lần cho cả bài tập. Đừng quên hít vào khi co chân và thở ra khi về trạng thái ban đầu.
Bài tập 4: gập người
Bài tập đơn giản này giúp kéo giãn cơ lưng thích hợp cho chị em có thể giải quyết cơn đau lưng một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Gập người ở tư thế chân quỳ dưới sàn, lưng song song và một bên tay vuông góc với sàn, một bên tay đặt sau gáy.
Bước 2: Đưa tay đặt sau gáy, kéo giãn cơ lưng và vươn người ra đằng trước.
Bước 3: Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập 5: Động tác leo núi
Đây là bài tập nặng, yêu cầu bạn phải vận dụng sức mạnh của cơ tay, cơ lưng lẫn cơ bụng. Điều này có nghĩa bạn có thể cải thiện cơ thể thật nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Để tay chống trên sàn, đầu chếch về phía sàn, người gập hình tam giác và mũi chân chạm đất.
Bước 2: Vươn người về phía trước đồng thời hạ thấp phần giữa thân người. Một chân vẫn giữ trên sàn, một chân co lên gần vai.
Bước 3: Lặp lại động tác trong bài tập chữa đau lưng này 10 lần cho mỗi bên chân.
Bài tập 6: cúi người
Bài tập cúi người nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ lưng và thả lỏng cơ thể sau chuỗi ngày làm việc mệt nhoài.
Cách thực hiện:
Bước 1: Bắt đầu ở tư thế quỳ, hai tay đặt sau gáy, người giữ thẳng.
Bước 2: Từ từ gập người xuống sao cho mặt và lưng song song với sàn, bụng gập.
Bước 3: Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác 10 lần, chậm rãi nhưng đều nhịp.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.