Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sàng lọc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng với VIAM Clinic

Liên hệ ngay với Hotline 0935 18 3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được tư vấn chi tiết về Gói khám Sàng lọc vi chất dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM:

Trẻ em và thiếu niên có nhu cầu dinh dưỡng khác với người lớn. Bữa ăn của bạn có đáp ứng được nhu cầu của con không? Dưới đây là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng nhất mà con bạn cần, nguồn cung cấp các chất này và phương pháp đánh giá con đã đủ loại vitamin hay khoáng chất đó hay chưa tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM:

Canxi

Canxi là thành phần thiết yếu của xương và răng. Việc bổ sung đầy đủ và hợp lý canxi sẽ giúp trẻ dự trữ canxi tốt hơn khi quá trình mất xương bắt đầu trong những năm sau này.

Nhu cầu

- Từ 1-3 tuổi: 700 miligam (mg) canxi mỗi ngày.

- Từ 4-8 tuổi: 1.000 mg mỗi ngày.

- Tuổi 9 -18 tuổi: 1.300 mg mỗi ngày.

Nguồn thực phẩm: Các sản phẩm từ sữa, thực phẩm bổ sung canxi, cá hồi và các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn.

Đánh giá Canxi tại VIAM Clinic: Đánh giá thông qua đo mật độ xương, định lượng Canxi trong máu, đo hàm lượng khoáng chất trong xương, đánh giá qua khẩu phần ăn hang ngày của trẻ. Không nên tự ý bổ sung Canxi mà không có chỉ định của Bác sỹ.

Liên hệ ngay với Hotline 0935 18 3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được tư vấn chi tiết!

Chất xơ

Chất xơ không phải là vitamin hoặc khoáng chất, nhưng thực phẩm giàu chất xơ cũng có xu hướng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, như vitamin E, vitamin C, canxi, magiê và kali.

Nhu cầu: Các khuyến nghị về chất xơ dựa trên lượng calo nạp vào: khoảng 14 gam cho mỗi 1.000 calo. Mặc dù trẻ em nhỏ hơn nhiều so với người lớn, nhưng cơ thể của trẻ cũng cần lượng chất xơ tương đương với người lớn để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trẻ từ 4-8 tuổi có thể ăn khoảng 1.500 calo/ngày và sẽ cần 25 gam chất xơ mỗi ngày, tương đương với lượng người lớn ăn. Với trẻ mới biết đi (thường ăn ít hơn một chút so với trẻ lớn hơn) có thể cần khoảng 18 gam chất xơ mỗi ngày.

Nguồn thực phẩm: Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm quả mọng, bông cải xanh, bơ và bột yến mạch. Một nguồn tuyệt vời của chất xơ là hầu hết các loại đậu. Đậu cũng chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng như vitamin A và kali, giúp các loại thực phẩm này trở thành một thực phẩm tuyệt vời cho các gia đình ăn chay và thuần chay.

Đánh giá chất xơ tại VIAM Clinic: Đánh giá thông qua Phần mềm Đánh giá Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ (Phần mềm độc quyền được xây dựng bởi Viện Y học ứng dụng Việt Nam) qua từng ngày, từng tuần và thói quen ăn uống của trẻ. Từ các loại rau và lượng rau trẻ ăn, phần mềm sẽ tính toán được các loại vitamin như A, D, K, … mà trẻ nạp vào

Vitamin D

Vitamin D kết hợp với canxi để xây dựng xương chắc khỏe, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính sau này trong cuộc sống.

Nhu cầu: Trẻ sơ sinh và trẻ em nên nhận được ít nhất 400 IU vitamin D mỗi ngày. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cần bổ sung vitamin D giọt cho đến khi cai sữa.

Nguồn thực phẩm: Một số loại cá như cá hồi, cá thu và cá mòi,... là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Bên cạnh đó lòng đỏ trứng và sữa cũng như các chế phẩm từ sữa cũng là nguồn bổ sung vitamin D. Người ăn chay nên tìm kiếm các loại ngũ cốc có bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo vitamin D nên được bổ sung cho tất cả trẻ em, trừ khi trẻ đã được bổ sung đủ 400 IU từ chế độ ăn uống của mình.

Đánh giá lượng vitamin D của trẻ tại VIAM ClinicTại VIAM Clinic, trẻ sẽ được đánh giá lượng vitamin D hiện tại đưa vào là đủ hay thiếu, thông qua khám lâm sàng, xét nghiệm máu, đánh giá qua khẩu phần ăn. Ngoài ra, phần mềm đánh giá khẩu phần ăn cũng sẽ tính toán các điều kiện để vitamin D được hấp thu tốt hơn như lượng dầu mỡ, vitamin K… đã đủ hay chưa.

Kẽm

Kẽm rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào, sự biệt hóa và trao đổi chất của tế bào, điều hoà vị giác và cảm giác ngon miệng. Thiếu hụt kẽm sẽ làm hạn chế sự phát triển của trẻ nhỏ và giảm khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng.

Nhu cầu

- Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày

- Trẻ sơ sinh 7 - 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày

- Trẻ em 1 - 3 tuổi: 3 mg/ngày

- Trẻ em 4 - 8 tuổi: 5 mg/ngày

- Trẻ em 9 - 13 tuổi: 8 mg/ngày

- Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày

- Nữ 14 - 18 tuổi: 9 mg/ngày

Nguồn thực phẩm: Hàu, thịt bò, cua, tôm, thịt gà, cá, yến mạch hay các loại đậu đều là những thực phẩm giàu kẽm. Đồng thời có thể làm tăng khả năng hấp thụ kẽm nhờ tăng cường sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả

Đánh giá lượng kẽm của trẻ tại VIAM Clinic: Tại VIAM Clinic, trẻ sẽ được đánh giá lượng kẽm thông qua thăm khám lâm sàng, và xét nghiệm máu (nếu cần).

Sắt

Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.

Nhu cầu: Nhu cầu sắt của trẻ em nằm trong khoảng 7-10 miligam (mg) một ngày. Ở tuổi thiếu niên, bé trai cần khoảng 11 mg mỗi ngày và bé gái bắt đầu có kinh nguyệt cần nhiều hơn, khoảng 15 mg.

Nguồn thực phẩm: Các loại thịt đỏ và các sản phẩm động vật khác có hàm lượng sắt cao. Các nguồn cung cấp sắt không phải từ thịt bao gồm các loại rau lá xanh đậm (rau bina, rau cải thìa, cải xoăn) và các loại đậu.

Đánh giá lượng sắt của trẻ tại VIAM Clinic: Tại VIAM Clinic, trẻ sẽ được đánh giá lượng sắt thông qua phỏng vấn chế độ ăn, thăm khám lâm sàng, và xét nghiệm máu (nếu cần).

Ngoài ra, cơ thể của trẻ cũng như của người trưởng thành nói chung đều cần nhiều loại vitamin và khoáng chất khác mà cần những đánh giá, xét nghiệm riêng biệt trên từng tình trạng mới phát hiện ra được sự thiếu hụt. Chính vì vậy, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đang triển khai Gói khám sàng lọc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng dành cho trẻ có dinh dưỡng chưa phù hợp, biếng ăn, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, chậm tăng trưởng chiều cao cân nặng hoặc người lớn kiểm tra sức khỏe tổng quát hay những người muốn kiểm tra tình trạng vi chất của mình.

Tham gia gói khám, bạn sẽ được khám, theo dõi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong vòng 2 tháng. Quy trình khám chi tiết: 

 

Quy trình khám

Trẻ dưới 12 tuổi

Trẻ 12 tuổi trở lên

Buổi 1

Buổi 2

Buổi 1

Buổi 2

Đăng ký khám

Đăng ký khám

x

x

x

x

Nhân trắc

Chiều cao (dài), cân nặng, BMI

x

x

x

x

Vòng đầu, vòng cánh tay (0-5 tuổi)

x

x

 

 

Bề dày lớp mỡ dưới da 3 vị trí

x

x

x

x

Đo Inbody (Phân tích thành phần cơ thể)

 

 

x

x

Đo mật độ xương gót chân

x

x

x

x

FFQ

Phỏng vấn khẩu phần ăn chi tiết và chế độ sinh hoạt luyện tập

x

x

x

x

Khám tư vấn

Khám tư vấn với bác sỹ chuyên gia: dinh dưỡng, luyện tập, TPCN/thuốc/sữa

x

x

x

x

Xét nghiệm

Công thức máu

x

x

x

x

Nhóm máu ABO trên đá men

x

x

x

x

ALT

x

x

x

x

AST

x

x

x

x

GGT

x

x

x

x

Ure

x

x

x

x

Creatinine

x

x

x

x

Sắt huyết thanh

x

x

x

x

Ferritin

x

x

x

x

ALP

x

x

x

x

Glucose máu

 

 

x

x

Magie

x

x

x

x

Kẽm huyết thanh

x

x

x

x

Canxi toàn phần

x

x

x

x

Canxi ion

x

x

x

x

Vitamin D

x

x

x

x

Cholesterol toàn phần

 

 

x

x

Triglyceride

 

 

x

x

HDL

 

 

x

x

LDL

 

 

x

x

Tái khám

Hẹn tái khám

Sau 2 tháng

Sau 2-3 tháng

Sau 2 tháng

Sau 2-3 tháng

 

   

 

Liên hệ ngay với Hotline 0935 18 3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được tư vấn chi tiết!
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm