Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rụng tóc ở trẻ nhỏ không nhất thiết là biểu hiện còi xương

Với các bé dưới 6 tháng tuổi, rụng tóc có thể là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Không nên chỉ thấy bé rụng tóc hoặc có những mảng hói nhỏ trên đầu mà vội kết luận rằng bé bị còi xương.

Bệnh còi xương thường có nhiều biểu hiện bệnh lý khác, ví dụ bé kích thích, quấy khóc, ngủ không yên, xương sọ mềm, thóp liền chậm…

Nhiều bé sinh ra với cái đầu đầy tóc nhưng rồi một ngày cha mẹ tá hỏa vì thấy tóc con bắt đầu rụng, mỏng đi. Điều này xảy ra với rất nhiều bé, tuy thời gian bắt đầu có thể rất khác nhau. Tóc có thể rụng từ trước khi bé chào đời hoặc ngay trong vòng mấy tuần đầu. Thời gian mọc tóc mới cũng dao động, nhưng thông thường tới một tuổi đa số các bé đã có đủ tóc. Lúc này tóc của bé có thể hoàn toàn khác về màu sắc và độ cứng so với tóc khi chào đời.

Chu kỳ mọc tóc

Tóc trải qua 2 giai đoạn chính:

– Giai đoạn tăng trưởng (mọc tóc), kéo dài khoảng 3 năm.

– Giai đoạn nghỉ ngơi (hay rụng tóc), kéo dài 3 tháng (tuy nhiên, thời gian này có thể dao động từ 1 đến 6 tháng).
Trong giai đoạn nghỉ ngơi, sợi tóc vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới bắt đầu mọc. Tại bất cứ thời điểm nào, khoảng 5-15% tóc trên da đầu thường ở thời kỳ nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi gặp stress, sốt cao hay có thay đổi hóc môn thì một lượng lớn tóc có thể ngừng phát triển ngay lập tức, chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. Sau 3 tháng, khi tóc bước vào giai đoạn phát triển mới, tóc cũ mới bắt đầu rụng.

Nguyên nhân rụng tóc

Sự sụt giảm hóc môn ngay khi bé chào đời có thể là nguyên nhân dẫn tới rụng tóc ở trẻ nhỏ. Đó cũng là nguyên nhân rụng tóc ở các bà mẹ sau khi sinh.

Tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của trẻ. Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế (chẳng hạn chỉ nằm ngửa), thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm.

Cha mẹ có thể làm gì?

– Đối với rụng tóc do thay đổi hóc môn, cha mẹ không thể làm gì khác ngoài đợi tóc mới mọc lên.
 – Với rụng tóc do tư thế nằm, nên đặt bé ngủ ở những tư thế khác nhau, chẳng hạn đêm đầu tiên nằm ngửa, đêm sau nghiêng trái, đêm sau nữa nghiêng phải.
– Cần tăng cường thời gian cho bé nằm sấp (lúc tỉnh và bụng đói). Nên tạo thói quen này ngay từ khi mới sinh, tốt nhất là sau khi rốn rụng. Có thể bắt đầu từ 1-2 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo lứa tuổi. Ngoài việc tạo điều kiện cho gáy được nghỉ ngơi, tư thế nằm sấp giúp trẻ phát triển vận động tốt hơn.

Sau 6 tháng, các bé bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa nên rụng tóc do tư thế nằm không còn phổ biến.

Nhiều trẻ sinh ra đầu rất ít tóc, vẫn bị gọi vui là “đầu trọc”. Tuy nhiên, khi nhìn thật gần bạn có thể thấy những sợi tóc cực mảnh, mềm mại và nhạt màu nhú lên trên da đầu. Tình trạng này có thể kéo dài tới tận lúc bé 1 tuổi hoặc hơn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Cần đưa bé đi khám để phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn nếu:

– Da đầu tại vùng hói có biểu hiện bất thường ví dụ da đỏ, bong vảy… Những đốm hói nhỏ đi kèm hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh nấm bẩm sinh: bệnh ecpet mảng tròn (ringworm).

– Tình trạng rụng tóc không cải thiện sau 6 tháng.

Một số bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây rụng tóc cả đầu, chứ không phải từng mảng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ thấp lùn do còi xương

BS Trần Thu Thủy - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm