Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rau, quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rửa thế nào cho đúng?

Với rau, củ quả, cách duy nhất để làm sạch là rửa. Cách truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh nhất vẫn là rửa rau xanh có lá to, quả chín dưới vòi nước sạch, chảy mạnh.

Báo cáo tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm TPHCM được công bố mới đây cho thấy vẫn còn có các mẫu rau, củ, quả tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục được phép sử dụng.

Cụ thể, phát hiện hoạt chất carbendazim (trị nấm) trên cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải xanh, mồng tơi, húng cây, rau dền. Hoạt chất permethrine (thuốc trừ sâu) trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống. Hoạt chất cypermethrine trên cải cải ngọt, cải xanh, củ cải trắng, húng cây, rau muống hạt. Hoạt chất imidacloprid trên cải ngọt, cà chua. Hoạt chất chloramphenicol, ciprofloxacin và enrofloxacin trên sản phẩm thủy sản.

Qua kiểm tra sản phẩm rau, quả, trái cây tại 3 chợ đầu mối, phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục được phép sử dụng (hoạt chất carbendazim) với tỷ lệ khá cao

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng tình trạng rau củ quả còn tồn dư thuốc bảo vệ bảo vệ thực vật là do trong quá trình canh tác các loại rau củ quả bị sâu bệnh nên người dân phải sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, sau khi phun, người sản xuất không tuân thủ thời gian cách ly theo đúng quy định vì thế thuốc bảo vệ thực vật còn tồn tại trong rau củ quả. Điều này dẫn đến tình trạng rau củ quả dù mang đi tiêu thụ nhưng hàm lượng chất bảo vệ thực vật cao.

Do đó, cách tốt nhất với người dân là khi mua về luôn luôn phải tự xử lý lấy nhằm loại bớt chất bảo vệ thực vật (nếu có) rau củ quả.

Theo PGS Thịnh, đối với rau củ quả, cách duy nhất để làm sạch là rửa. Nguyên tắc là phải rửa nhiều nước, không vì thấy hình thức không có đất, bùn mà rửa sơ sơ. Lưu ý, phải rửa lâu, rửa bằng tay, lưu ý những khe cuống lá… để tách chất bẩn, không chỉ đất cát mà còn cả thuốc bảo vệ thuốc trừ sâu nếu có. 

Hướng dẫn cách lựa chọn, rửa rau quả đúng cách

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về cách lựa chọn rau quả tươi và rửa rau, quả sạch.

Một số điểm cần chú ý khi chọn rau quả tươi

- Hình dáng bên ngoài: Còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Đồng thời, cảnh giác loại quá "mập", quá mỡ màng. 

- Màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo, không chọn các loại quả xanh hoặc có màu sắc bất thường.

- Sờ, nắm: Cảm giác nặng tay, giòn chắc. Chú ý cảm giác "nhẹ bỗng" của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật thì không mua. 

- Không dính chất lạ: Rất nhiều loại rau quả dính hóa chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả… có các vết lấm tấm hoặc vết trắng tốt nhất là tránh xa.

Rau, quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rửa thế nào cho đúng? - 2

- Mùi: Sản phẩm không có mùi lạ. Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc hay có mùi hóa chất bất thường thì tuyệt đối không mua, không sử dụng. 

- Với quả: Có một số loại được ngâm tẩm chất bảo quản độc hại, nhìn ngoài vẫn có màu tươi đẹp, nhưng núm cuống hoặc thâm nhũn, hoặc dính hóa chất bảo vệ thực vật, khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ thấy biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả cần bỏ ngay không tiếc.

Rửa rau, quả đúng cách

Theo Cục An toàn thực phẩm, trước khi sử dụng, việc rửa rau, quả là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn. 

Trong xử lý làm sạch rau xanh, một số người dùng nước muối, pha thuốc tím hoặc các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường… Nếu sử dụng phương pháp này, rau xanh hoặc quả tươi chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn… còn ký sinh trùng gây bệnh thì rất khó làm sạch. Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi. 

Vì vậy, cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh nhất là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch chảy mạnh, cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội. Các loại rau lá nhỏ thì phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Quả tươi thì sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, trước khi ăn nên gọt vỏ.

Phải đảm bảo rửa rau dưới vòi nước chảy từ 3 lần trở lên, sau đó tùy vào từng loại rau ta áp dụng khác nhau:

- Nếu là cọng rau lá to như cải xanh, xà lách… thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một lúc lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề mặt còn lại rửa tương tự như vậy, sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước. 

- Nếu là rau cọng nhỏ như cải xoong, rau muống... thì để vào thau rồi đảo qua, đảo lại nhiều lần, ít nhất cũng phải thay 3 lần nước như vậy.

Cần thiết cuối cùng mới ngâm nước muối loãng hoặc sục trong nước ozon. Người tiêu dùng khi mua rau quả cần lưu ý là nên mua rau quả đúng vụ vì nếu trái vụ sâu bọ phát triển nhiều, người trồng có thể sử dụng lượng thuốc trừ sâu nhiều hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách rửa sạch đối với từng loại rau củ.

Nam Phương - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm