Bạn có nhận thấy là trẻ đã từng nghiến răng không? Trong đa số các trường hợp, tình trạng này chỉ đơn thuần là việc trẻ đang khám phá những thứ mới, bằng răng của mình. Nhưng nếu trẻ thường xuyên nghiến răng, thì rất có thể trẻ đã mắc phải tật nghiến răng.
Dưới đây là những thông tin cần biết, nguyên nhân và giải pháp điều trị tật nghiến răng.
Tật nghiến răng
Tật nghiến răng là một tật mà bạn thường xuyên nghiến răng của mình. Tật nghiến răng thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tật nghiến răng có thể xảy ra trong cả ban ngày và ban đêm. Nếu xảy ra vào ban đêm thì sẽ được gọi là tật nghiến răng lúc ngủ. Tin tốt là, đa số các trường hợp nghiến răng thường nhẹ và không cần phải điều trị.
Triệu chứng của tật nghiến răng bao gồm:
Trẻ nhỏ thường sẽ không nói cho bạn biết được chúng đang gặp phải vấn đề gì, do vậy, rất khó để biết được chuyện gì đang xảy ra với trẻ. Do vậy, kể cả khi âm thanh nghiến răng của trẻ khiến bạn không thể chịu được, nhưng có thể trẻ vẫn ổn.
Nguyên nhân
Chiếc răng đầu tiên của trẻ có thể sẽ xuất hiện khi trẻ được 4 tháng tuổi. Rất nhiều trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên sau 7 tháng. Trong suốt năm đầu tiên, trẻ sẽ mọc nhiều răng hơn, và bạn sẽ bắt đầu thấy trẻ nghiến răng.
Cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người bị tật nghiến răng. Với người trưởng thành, nguyên nhân gây nghiến răng có thể là do căng thẳng, tức giận, do đặc điểm tính cách (thích cạnh tranh, hiếu động) và thậm chí có thể là do một số loại chất kích thích, như caffein hay thuốc lá. Đôi khi, nguyên nhân gây nghiến răng có thể không rõ ràng.
Tuổi tác cũng có thể là một yếu tố khác. Trẻ nhỏ có thể sẽ nghiến răng để phản ứng lại với cảm giác đau do mọc răng. Tật nghiến răng thường rất phổ biến ở trẻ nhỏ và hầu hết sẽ biến mất trong khoảng 10 năm.
Rất nhiều trẻ nhỏ nghiến răng một cách tự nhiên và không cần điều trị. Biến chứng ở tuổi này thường rất hiếm gặp. Tuy nhiên, những trẻ lớn mắc tật nghiến răng thường sẽ phải theo dõi sát sao để đảm bảo rằng, trẻ không làm tổn thương răng vĩnh viễn. Trẻ có thể sẽ bị bệnh rối loạn khớp thái dương hàm do thường xuyên siết chặt hàm.
Giải pháp tự nhiên điều trị tật nghiến răng
Tật nghiến răng thường không liên quan gì đến việc mọc răng của trẻ. Nhưng tật nghiến răng và mọc răng có thể sẽ cùng xuất hiện trong năm đầu đời của trẻ.
Nếu bạn nhận thấy trẻ nghiến răng, hãy cho trẻ một thứ đồ chơi trẻ có thể gặm được, ví dụ như đồ chơi làm bằng cao su tự nhiên hoặc silicone, không chứa chất hóa học.
Bạn cũng có thể tự tạo ra những đồ mà trẻ có thể gặm được. Ví dụ như làm ẩm một miếng khăn khô, rồi gấp làm bốn. Sau đó, để khăn vào trong ngăn đá một vài tiếng rồi cho trẻ gặm. Độ lạnh và cứng của khăn có thể giúp trẻ giảm khó chịu khi đang mọc răng.
Tật nghiến răng có thể gây ra bởi căng thẳng, đặc biệt là ở trẻ lớn. Nếu bạn nghi ngờ trẻ nghiến răng là vì đang lo lắng điều gì đó, hãy cố giải quyết vấn đề ngay lập tức. Đi ngủ đúng giờ vào mỗi ngày trong trạng thái thư giãn cũng có thể giúp ích cho tật nghiến răng vào ban đêm.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục nghiến răng trong suốt khoảng thời gian còn nhỏ, hoặc trẻ bị đau, xuất hiện biến chứng, hãy đưa trẻ đi khám nha sỹ. Có một số loại bảo vệ hàm đặc biệt có thể chỉnh vừa khít với răng của trẻ để ngăn chặn sự tổn thương răng vĩnh viễn.
Luôn giữ liên lạc với bác sỹ nhi khoa bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo ngại về sức khỏe của trẻ. Đa số tình trạng nghiến răng thường nhẹ và sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Nhưng, hãy luôn theo dõi bất cứ thay đổi nào về răng của trẻ, cũng như bất cứ sự thay đổi nào có thể là hậu quả của việc siết chặt hàm,ví dụ như đau hàm, đau tai hoặc sưng.
Bạn cần nhớ...
Nghe và nhìn thấy trẻ nghiến răng có thể sẽ khiến bạn phiền lòng, nhưng hãy nhớ rằng, đó chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ tự biến mất.
Nếu bạn vẫn lo lắng về răng của trẻ, hãy đến gặp nha sỹ. Trẻ sơ sinh nên đi khám nha sỹ lần đầu khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, hoặc ít nhất là khi trẻ tròn 1 tuổi. Bạn có thể giúp trẻ bảo vệ răng bằng việc thường xuyên đưa trẻ đi khám nha sỹ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 cách khắc phục tật nghiến răng ban đêm
Rất nhiều người trong quá trình giảm cân có xu hướng cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn. Biện pháp này có hiệu quả không và nên làm gì để giảm cân an toàn?
Mùa hè thường gắn liền với những trải nghiệm tích cực như ánh nắng rực rỡ, các hoạt động ngoài trời và kỳ nghỉ thư giãn. Tuy nhiên, thời tiết oi bức kết hợp với độ ẩm cao cũng khiến mùa hè trở thành thời điểm dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.