Quặm mi bẩm sinh
Quặm bẩm sinh gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. Tỷ lệ quặm bẩm sinh mi dưới ở trẻ em là khoảng 2 % (Theo Bệnh viện Mắt Trung ương). Khi bị quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực. Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông mi làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.
Chiều dài của quặm: Từ điểm lệ quản ra phía ngoài chia 4 mức độ:
– Mức độ I: Quặm chiếm ¼ chiều dài bờ mi.
– Mức độ II: Quặm chiếm 1/3 chiều dài bờ mi.
– Mức độ III: Quặm chiếm ½ chiều dài bờ mi.
– Mức độ IV: Quặm chiếm 2/3 chiều dài bờ mi đến cả mi.
Mức độ quặm: Tính bằng da mi thừa.
– Độ I: Thừa khoảng ≤ 2mm da mi.
– Độ II: Thừa khoảng 3mm da mi.
– Độ III: Thừa khoảng ≥ 3mm da mi.
Phân biệt quặm mi bẩm sinh
-Tật nếp da thừa (giả quặm bẩm sinh).
+Tật nếp da thừa là sự phát triển bất thường đặc trưng bằng sự xuất hiện một nếp da chạy ngang qua mi trên hoặc mi dưới làm cho lông mi bị chuyển hướng về phía bề mặt nhãn cầu.
+Sự khác biệt giữ quặm bẩm sinh và tật nếp da thừa là vị trí bờ mi: bờ mi lộn vào trong là quặm bẩm sinh, còn tật nếp da thừa, bờ mi vẫn ở vị trí bình thường.
+Tật nếp da thừa: hàng lông mi không cọ sát vào giác mạc trừ khi mắt nhìn xuống dưới.
+Tật nếp da thừa thường không cần điều trị vì nó có thể tự khỏi trong vòng 2 năm đầu.
– Cần phải phân biệt trẻ bị quặm bẩm sinh với trẻ bị tắc lệ đạo. Ở trẻ bị tắc lệ đạo cũng thường có chảy nước mắt kéo dài, ra dử mắt, nhưng không gây đỏ mắt. Khi thăm khám nếu trẻ không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nhầm với quặm bẩm sinh. Thăm khám kỹ kết hợp với bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt với quặm bẩm sinh.
-Cần lưu ý phân biệt quặm bẩm sinh với tật hai hàng lông mi. Tật hai hàng lông mi là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất bình thường. Dị tật này có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác, nhiều tác giả cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể thường.
Ðiều trị quặm mi bẩm sinh
-Ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc do đó có thể cho trẻ tra thuốc (dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và hướng dẫn cho bố mẹ trẻ cách vuốt bờ mi nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. Nếu bệnh không tự mất đi thì có thể chờ khi trẻ lớn hơn để phẫu thuật.
-Phẫu thuật điều trị quặm bẩm sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lai sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như hay dụi mắt, chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị.
Quặm mi ở người lớn
Quặm do tuổi già thường ở mi dưới. Phần lớn quặm tuổi già là ở trên những mắt bị lõm do tiêu mỡ hốc mắt, làm mất chỗ dựa phía sau của mi khiến cho bờ mi bị đổ ra sau và vào trong. Hàng lông mi cọ vào bề mặt của nhãn cầu, gây chảy nước mắt, tiết dử mắt. Mi có thể cọ vào giác mạc, gây viêm giác mạc kéo dài.
Phân loại theo nguyên nhân
Thể co quắp: hậu quả của viêm kết mạc, viêm giác mạc, sau phẫu thuật
Thể nhão: phần lớn gặp ở người già gây quặm cuộn mi xuất hiện ở mi dưới hậu quả của:
(1) Nhão phần dọc do hở chỗ gắn bờ mi dưới của màng xơ căng mi dưới còn gọi dây chằng bao mi (màng xơ xuất phát từ bao cơ trực dưới và chéo dưới)
(2) Nhão phần ngang do nhão cơ vòng và các dây chằng mi trong, mi ngoài.
Thể sẹo: bỏng hóa chất, chấn thương , do mắt hột.
Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng chung thường gặp như cương tụ kết mạc, cảm giác ngoại vật, chảy nước mắt sống, sợ ánh sáng. Đối với quặm cuộn mi người già, có các đặc điểm lâm sàng sau:
A:cuộn mi càng lộ rõ khi nhìn xuống.
B:kết mạc bị đỏ vì không còn dây chằng bao mi che lớp cơ vòng.
C:khi đó ở mắt lành kết mạc không bị đỏ vì có dây chằng bao mi che chắn.
Để đánh giá tình trạng nhão dây chằng mi trong mi ngoài người ta thực hiên 2 nghiêm pháp sau:
-Nghiệm pháp kéo mi ra trước (forward distraction test): nếu mí dưới tách rời khỏi nhãn cầu > 10mm là bất thường
-Nghiệm pháp kéo mi xuống dưới (Snapback test)
Dùng 2 ngón trỏ kéo phần chính giữa mi xa khỏi nhãn cầu.Sau đó buông tay ra, nếu tình trạng nhão mi hiên diện (nhão phần ngang tức nhão gân mi trong và mi ngoài) mi vẫn rời khỏi nhãn cầu, chúng chỉ trở về vị trí ban đầu khi nháy mắt 2 lần
Điều trị quặm mi ở người lớn
– Cách điều trị quặm mi là loại trừ hoặc làm giảm bớt các nguyên nhân trên Cách điều trị quặm mi dưới ở người cao tuổi là loại trừ hoặc làm giảm bớt những nguyên nhân trên, như phẫu thuật rút ngắn mi để điều trị nhão mi phối hợp với tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới hoặc loại trừ tác nhân gây co quắp.
– Dùng một số thuốc nước mắt nhân tạo hoặc mỡ dưỡng mắt kéo dài:
+Điều trị các bệnh viêm kết mạc, bệnh mắt hột như kháng sinh, kháng viêm.
+Dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo.
– Việc xoa bóp nhẹ nhàng vùng quanh mi thường xuyên cũng có tác dụng làm giảm sự khó chịu ở ngươi cao tuổi bị quặm mi dưới.
– Phẫu thuật tùy thuộc vào nguyên nhân bởi các Bác Sỹ chuyên khoa
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đồ trang điểm mắt và chứng khô mắt
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.