Yoga được công nhận là một liệu pháp có lợi cho sức khỏe và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa tập yoga và nhận thức. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, người tập yoga cải thiện chức năng não đáng kể.
Hoạt động nhận thức đề cập đến quá trình tâm thần của một người, bao gồm cả bộ nhớ, sự chú ý, khả năng ngôn ngữ, học tập, giải quyết vấn đề, lý luận và ra quyết định. Qua nghiên cứu so sánh giữa những đối tượng tập yoga và tập aerobic, các nhà khoa học thấy người tập aerobic không có khác biệt nào đáng kể so với trước, ngược lại, người tập yoga lại có những cải thiện đáng kể về hoạt động nhận thức.
Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho rằng, các bài tập yoga, đặc biệt là các bài tập thở và thiền định có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể, giữ cho tư tưởng vốn phân tán tập trung vào sâu trong cơ thể làm chủ tư thế và hơi thở của bạn, loại bỏ những tác động xấu của stress do đó dẫn đến khả năng nhận thức tốt hơn. Một mặt nào đó, các bài tập yoga có tác dụng nâng cao sức khỏe thể chất, kiểm soát sự lo lắng, căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái hơn. Trong một nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu thuộc MIT và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess đưa ra kết luận, các bài tập yoga và thiền đặt cơ thể vào trạng thái thư giãn sâu có thể tác động tới gene trong những phản ứng với stress theo hướng tích cực.
Pranayama - bài tập kiểm soát hơi thở có tác dụng kiểm soát huyết áp.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Psychiatry, các nhà nghiên cứu báo cáo, với 8 tuần tập Sudarshan Kriya yoga cải thiện triệu chứng lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân bị trầm cảm (MDD), người đã không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm. Trong khi các thuốc chống trầm cảm thường có các tác dụng phụ khiến bệnh nhân phải ngừng thuốc hoặc dùng thuốc mà không có đáp ứng thì các bài tập Sudarshan Kriya yoga lại có hiệu quả. Đây thực sự là liệu pháp điều trị trầm cảm chi phí thấp, một phương pháp không dùng thuốc để giúp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm.
Sudarshan Kriya yoga là một kỹ thuật thiền định tập trung vào các bài tập thở đều, với mục đích của việc đặt tâm trí vào một trạng thái yên tĩnh sâu. Bài tập này dễ học và dễ dàng thực hiện ở bất kỳ đâu.
Yoga có thể giúp người bệnh tăng huyết áp - một nhóm nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania cho thấy, yoga có thể có một tác dụng có lợi trên bệnh nhân tăng huyết áp bằng cách giảm huyết áp của họ.
Trong một nghiên cứu khác được trình bày tại Hội nghị thường niên thứ 68 của Hiệp hội Tim mạch Ấn Độ (CSI), yoga có lợi ích sức khỏe bất ngờ cho những bệnh nhân tiền tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp được ghi nhận khi huyết áp tâm thu đo được từ 120-139mmHg, huyết áp tâm trương từ 80-90mmHg. Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Sir Gangaram ở Delhi (Ấn Độ) đã kiểm tra ảnh hưởng của Hatha yoga trên huyết áp của 60 bệnh nhân có tiền tăng huyết áp. Những người bệnh này thực hiện bài tập yoga với những bài thực hành asanas cũng như các bài tập kiểm soát hơi thở được gọi là Pranayama. Việc tập yoga được thực hiện 1 giờ mỗi ngày kéo dài liên tục trong 3 tháng. Kết quả so với nhóm đối chứng chỉ thực hiện thay đổi lối sống, nhóm tập yoga đã kiểm soát huyết áp tốt suốt 24 giờ trong ngày, còn nhóm đối chứng không có thay đổi nào đáng kể trong việc hạ huyết áp. Đối với các nhà nghiên cứu, tác dụng giảm huyết áp này rất có ý nghĩa, bởi nó làm giảm đáng kể nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ. Các nhà nghiên cứu khuyên bệnh nhân nên tập Hatha yoga (một sự kết hợp của asana, pranayama và thiền định) trong 1 giờ hàng ngày. Nó có thể ngăn chặn sự phát triển của tăng huyết áp và đem đến cho người tập cảm giác hạnh phúc.
Therapy yoga có tác dụng trị liệu tốt với người đau cột sống.
Theo một báo cáo đăng trên tạp chí Spine, một chương trình can thiệp yoga có hiệu quả đã được ghi nhận trong điều trị bệnh đau lưng tại các nhóm bệnh nhân ở Anh. Các nhà nghiên cứu đã so sánh 12 tuần đặc biệt phát triển chương trình can thiệp yoga trong nhóm bệnh nhân với những chăm sóc thông thường của bác sĩ đa khoa tại nhóm bệnh nhân khác. Kết quả thu được là yoga có tác dụng giảm đau cột sống cổ, đau lưng ở bệnh nhân. Một trong các bài tập hiệu quả với chứng đau lưng là Therapy yoga.
Những người thực hành yoga thường xuyên và lâu dài có nguy cơ thấp hơn đáng kể với bệnh rung nhĩ (rối loạn nhịp tim). Rung nhĩ là một nguyên nhân chính gây đột quỵ. Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Kansas cho thấy, không chỉ tập yoga giảm nguy cơ rung nhĩ mà còn cải thiện sự lo lắng và triệu chứng trầm cảm trong những người tham gia tập luyện yoga thường xuyên. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Dhanunjaya Lakkireddy cho biết: “Những phát hiện này rất quan trọng vì hiện thời các chiến lược điều trị rung nhĩ thông thường bao gồm các thủ thuật xâm lấn hoặc các thuốc có tác dụng phụ không mong muốn”. Do đó, tập luyện yoga hàng ngày được xem như là một phương pháp trị liệu đơn giản mà hữu hiệu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.