1. Sinh thường
Sinh thường là phương pháp sinh con tự nhiên và phổ biến nhất hiện nay. Có tới 75% các bà mẹ lựa chọn phương pháp này. Đây cũng là cách sinh con truyền thống từ ngàn xưa, với nhiều ưu điểm.
Ưu điểm
Với người mẹ
Phương pháp sinh thường giúp người mẹ có một khoảng thời gian dài để chuẩn bị cho chuyện sinh nở. Ngoài ra, mẹ cũng có cơ hội để cảm nhận từng khoảnh khắc ra đời của con. Việc sinh thường dù mang lại đau đớn nhưng lại rất thiêng liêng. Đó là quá trình mẹ và con cùng nhau vượt cạn để đón chào một cuộc sống mới.
Ngoài ra, khi sinh thường mẹ cũng không cần phải lo ngại về những tác dụng phụ của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh khiến mẹ mất cảm giác và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Bên cạnh đó, ưu điểm tuyệt vời nhất của việc sinh thường là nguồn sữa sẽ về rất nhanh. Quá trình sinh con tự nhiên sẽ kích thích cơ thể mẹ tiết sữa sớm, nhờ đó em bé nhanh chóng được hưởng nguồn sữa non quý giá. Sau sinh thường, cơ thể mẹ cũng hồi phục nhanh hơn và có sức lực để chăm con. Việc ăn uống và vận động sau sinh cũng dễ dàng hơn.
Với bé
Em bé được sinh bằng phương pháp thông thường, sẽ được hưởng chất endorphins (một loại thuốc giảm đau tự nhiên) tiết ra từ người mẹ, giúp tăng khả năng thích nghi của trẻ với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Ngoài ra, quá trình sinh thường sẽ kích thích nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp tự nhiên của bé sau khi ra đời. Do đó, bé sinh thường ít có nguy cơ ngạt thở hơn so với sinh mổ.
Một ưu điểm vượt trội nữa của việc sinh thường là em bé sẽ nhanh chóng được ăn sữa non từ mẹ. Điều này vô cùng quan trọng, bởi sữa non cung cấp lượng lớn kháng thể, giúp hình thành hệ miễn dịch cho bé. Trẻ được ăn sữa non sớm thường khỏe mạnh và thông minh hơn. Thêm nữa, hầu hết việc sinh con tự nhiên giúp giảm thiểu tối đa sự trợ giúp của các loại máy móc và thuốc gây mê nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.
Nhược điểm
Với người mẹ
Phương pháp sinh thường khiến người mẹ phải trải qua quá trình chuyển dạ kéo dài và rất đau đớn, dễ dẫn đến mất sức. Ngoài ra, với những bà bầu gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ như nhau tiền đạo hoặc mẹ bị tử cung bé, xương chậu hẹp… hay bà bầu có thể trạng cơ thể yếu thì việc sinh thường sẽ không an toàn.
Với bé
Trong quá trinh sinh, nếu xảy ra sự cố thì việc xử lý sẽ rất khó, bởi thai nhi lúc này đã tụt xuống cổ tử cung, nên không thể dùng các phương pháp khác thay thế được nữa. Trong trường hợp này sẽ rất nguy hiểm với thai nhi.
2. Sinh mổ
Sinh mổ là phương pháp sinh con nhờ vào sự can thiệp của các bác sĩ, mổ để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ. Đây là phương pháp sinh con hiện đại, thường áp dụng với những trường hợp sản phụ có bất thường trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ.
Ưu điểm
Với người mẹ
Phương pháp đẻ mổ là cứu cánh cho mẹ bầu và thai nhi gặp bất thường như đầu thai không thuận, thai nhi bị bệnh tật có tính chất nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận, nhau tiền đạo… Phương pháp này không khiến mẹ bầu mất sức do không phải chịu đựng cơn đau đẻ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra.
Lợi thế dễ nhận thấy nhất của phương pháp này là việc sinh nở diễn ra rất nhanh chóng, chỉ sau khoảng 30 phút lên bàn sinh, mẹ đã có thể gặp được em bé của mình.
Với bé
Sinh mổ sẽ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra, đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh chóng.
Nhược điểm
Với người mẹ
Để sinh mổ, sản phụ buộc phải dùng đến thuốc gây mê. Tuy nhiên, thuốc gây mê rất có hại cho sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ như tụt huyết áp, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ… Ngoài ra, việc sinh mổ sẽ khiến tử cung bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường.
Bên cạnh đó, việc sinh mổ cũng khiến sản phụ mất máu nhiều hơn, khiến cho hàm lượng máu để co rút tử cung giảm thiểu, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, khiến cho sự hồi phục sức khoẻ sau khi sinh của người mẹ lâu hơn.
Sinh mổ cũng có thể để lại nhiều di chứng cho người mẹ như tử cung bị mẩn đỏ, dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, và không thể loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành và đau nhức, ngứa ngáy vết mổ.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp sinh mổ là ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ. Sau phẫu thuật mổ đẻ, sản phụ mất nhiều máu và lâu hồi phục hơn, các hormone kích thích tiết sữa không được giải phóng nhiều như sinh thường nên việc tiết sữa hạn chế, khiến sữa lâu về hơn.
Một rủi ro nữa mà các mẹ cần biết trước khi quyết định đẻ mổ là trong một số trường hợp, vết thương tử cung có thể gây hiện tượng vỡ tử cung, nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mẹ và cả đứa trẻ với những lần mang thai sau. Với sản phụ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất là hai năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu mang thai lần tiếp theo sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung. Chị em cần đặc biệt lưu ý những nguy cơ này.
Với bé
Trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ sẽ thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản so với khi sinh tự nhiên, rất có thể phát sinh hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi. Khả năng miễn dịch với bệnh của trẻ đẻ mổ thường kém hơn so với những trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ thường nên các trẻ này sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh hơn.
Không chỉ vậy, trẻ đẻ mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn bé sinh thường và có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ. Khi sinh mổ sữa mẹ về chậm hơn, nên trẻ sinh mổ lâu được hưởng nguồn sữa non từ mẹ, vì thế hệ miễn dịch sẽ kém hơn so với trẻ sinh thường.
Gần đến thời điểm sinh, tức là lúc mang thai tháng thứ 9, chị em cần có những kiến thức sinh con cơ bản, dù sinh mổ hay sinh thường: Điều chị em cần phải biết khi mang thai tháng thứ 9.
Lời khuyên & Cảnh báo
So sánh được và mất của hai phương pháp sinh thường và sinh mổ, có thể thấy việc sinh thường vẫn có những ưu điểm vượt trội so với sinh mổ. Các chuyên gia cũng khuyên rằng nếu chị em có thai kỳ khỏe mạnh bình thường, thì việc sinh con thuận theo tự nhiên là tốt nhất.
Chỉ trong những trường hợp sinh thường gây nguy hiểm thì mới nên lựa chọn phương pháp sinh mổ. Vì sức khỏe và tương lai của con, mẹ nên tự chăm sóc tốt bản thân để luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, giúp cho việc sinh con thuận lợi và dễ dàng hơn.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh