Lau dọn và tiệt trùng nhà cửa
Có thể việc lau dọn nhà cửa không phải là công việc yêu thích nhất của bạn, tuy nhiên nếu bạn chỉ cần dành một vài phút để tiêu diệt sạch vi trùng đặc biệt trong bếp và phòng tắm thôi thì điều đó cũng là đủ để giữ cho các con của bạn luôn khỏe mạnh.
Sau khi nấu ăn xong, hãy rửa các dụng cụ nhà bếp bằng nước xà phòng ấm và tiệt trùng bằng các dung dịch thuốc tẩy gia dụng. Vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển rất nhanh trên các loại thực phẩm sống như thịt bò, thịt gà.
Trong phòng tắm, sử dụng loại dung dịch tẩy trùng tương tự để làm sạch toilet, bồn rửa mặt và các bề mặt khác. Điều này đặc biệt quan trọng khi một thành viên nào đó trong gia đình bị mắc một căn bệnh truyền nhiễm nào đó, đặc biệt là căn bệnh có thể gây tiêu chảy.
Đồng thời, nên thường xuyên làm sạch khu vực bạn dùng để thay tã cho trẻ. (Lưu ý để những dung dịch tiệt trùng xa tầm tay trẻ em). Tránh việc thay tã ở khu vực nấu ăn hay bàn ăn.
Một số vi trùng có khả năng sống sót và phát triển trong nhiều giờ liền trừ khi bạn tiến hành các quy tắc vệ sinh để loại bỏ chúng. Sau khi tẩy trùng bằng xà phòng và thuốc tiệt khuẩn, làm khô bề mặt bằng khăn giấy hoặc một miếng vải sạch. Sau khi lau dọn xong nên nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng.
Thao tác an toàn với thực phẩm
Thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày rất dễ bị nhiễm khuẩn gây đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng tồi tệ khác. Để hạn chế vấn đề này, bạn hãy thử một số việc sau:
Trên đây là những quy tắc vệ sinh thực hành để phòng tránh nhiễm trùng cho gia đình bạn. Nếu tuân thủ theo đúng những bước này, bạn sẽ tiến được một bước khá xa trong việc giúp đỡ con cái mình cũng như các thành viên trong gia đình tránh được các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp trẻ ít phải nghỉ học do bị ốm hơn, bạn cũng sẽ ít phải nghỉ làm để chăm sóc trẻ hơn, ít phải đến bệnh viện hơn và chi phí cho thuốc men cũng sẽ giảm đáng kể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 thói quen hôm nay cho cuộc sống khỏe mạnh 10 năm sau
Thời điểm giao mùa thường đi kèm với những biến đổi thất thường về thời tiết. Theo đó, những thay đổi này có thể là thách thức lớn đối với người cao tuổi khi hệ miễn dịch của họ bị suy giảm kèm theo sự hiện diện của các bệnh mạn tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa hiệu quả khi giao mùa nhé!
Hen suyễn hay hen phế quản, là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp. Bệnh đặc trưng bởi các cơn khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho khan, thường xuất hiện đột ngột và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.