Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật kéo dài chân như thế nào?

Để kéo dài chân, người bệnh phải trải qua ca phẫu thuật để cắt xương, dùng dụng cụ để kéo xương dài ra khoảng 1 mm/ngày.

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, cùng đồng nghiệp đã thực hiện hàng trăm ca kéo dài chân.

Trong đó, một bệnh nhân được kéo chân dài thêm 16 cm để không bị lệch so với chân còn lại. Nhiều bệnh nhân có chiều cao quá thấp được kéo cả hai chân thêm 7-10 cm.

Theo chuyên gia này, đây là phương pháp duy nhất có thể cải thiện chiều cao ở độ tuổi đã trưởng thành. Nhiều người cho rằng muốn thực hiện kéo dài chân phải sang nước ngoài. Song, PGS Đoàn cho biết hoàn toàn có thể thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam. Để có chiều cao mới, bệnh nhân phải trải qua quá trình cả năm.

Phau thuat keo dai chan nhu the nao? hinh anh 1 keo_dai_chan3.jpg
Để bắt đầu quá trình kéo dài chân, người bệnh phải trải qua ca phẫu thuật gồm 3 bước: Đóng đinh, lắp đặt khung cố định vào cẳng chân và cắt xương. Ảnh: BSCC.

Quá trình thực hiện kéo dài chân

Trước khi quyết định mổ, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng bệnh nhân để tìm hiểu kỹ về tiền sử bệnh, bao gồm sinh sản, sự phát triển về thể chất tầm vóc trong thời kỳ thiếu niên, thời điểm dậy thì, tiền sử về hormone tình trạng ốm đau lúc nhỏ, bệnh di truyền... Việc đánh giá tình trạng tâm lý của bệnh nhân để chỉ định kéo dài chân nâng chiều cao cũng rất quan trọng.

Sau đó, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và chuyên sâu để loại trừ bệnh lý của xương và bệnh lý toàn thân khác có chống chỉ định kéo dài chi.

Khi bắt đầu thực hiện ca phẫu thuật kéo dài chân, bệnh nhân được gây mê, hoặc tê tủy sống và bước vào ca mổ trải qua 3 bước: Đóng đinh, lắp đặt khung cố định vào cẳng chân và cắt xương.

PGS Đoàn cho hay sau mổ, bệnh nhân được tiêm thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm nề, gác chân cao trong 5 ngày và thay băng vết mổ cách ngày.

Sau 3-5 ngày, bệnh nhân tập vận động thụ động nhẹ nhàng khớp gối và khớp cổ chân, đeo giá kéo bàn chân khi nghỉ ngơi và lúc ngủ để chống biến chứng co ngắn gót.

7-10 ngày sau, bác sĩ tiến hành căng giãn khung và hướng dẫn cho bệnh nhân tự vận hành khung để căng giãn ổ cắt xương với tốc độ 1 mm/ngày, chia đều cho 3 lần.

5 ngày sau, nếu ổ cắt xương đã được căng giãn tốt, người kéo dài chân được ra viện, điều trị ngoại trú, tự thực hiện theo hướng dẫn, khoảng 1 mm/ngày. Định kỳ hàng tháng, các bệnh nhân được khám lâm sàng và đánh giá diễn biến liền xương bằng chụp X-quang.

Trong thời gian đó, bệnh nhân bắt đầu phải tập tỳ nén một phần trọng lượng cơ thể khi đứng hoặc đi bằng hai nạng trong khung tập đi.

Khi đủ chiều dài, bệnh nhân được nhập viện và được bắt 2 vít chốt ngoại vi của đinh nội tủy và tháo bỏ khung cố định ngoài. Thời gian nằm viện khoảng 3-5 ngày.

Ra viện, bệnh nhân tiếp tục tập luyện đi lại dưới sự trợ giúp của khung hoặc nạng và tỳ nén tăng dần và được tì nén hoàn toàn khi có can xương bắc cầu ở hai vỏ xương trên phim X-quang. Khám kiểm tra định kỳ 2 tháng/lần đến khi liền xương vững. Họ thường phải nghỉ ở nhà trong một năm để hoàn thiện toàn bộ quá trình.

Không ảnh hưởng tuổi thọ

Theo PGS Đoàn, về nguyên lý, muốn kéo dài thì phải cắt xương, rồi dùng dụng cụ để kéo xương ra, khi kéo dài 2 phần xương dần xa nhau, lúc đầu tạo thành khoảng trống, màng xương là nơi sinh xương sẽ tái sinh dần thành xương mới.

Tuy nhiên, cũng tùy cơ địa và theo lứa tuổi của từng người mà tốc độ tái sinh nhanh hay chậm. Tuổi càng trẻ khả năng tái sinh càng nhanh, nhưng trung bình để xương phục hồi trở lại đủ cứng và to như xương lành thì 1 cm thường mất từ 35-40 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu kéo.

“Khi cứ giãn ra 1 mm, các tế bào của xương, da, cơ, gân, mạch máu thần kinh cũng tái sinh tương tự. Mục đích của việc kéo giãn với tốc độ chậm như thế nhằm để các tế bào xương, da, cơ, tế bào mạch máu thần kinh kịp bù đắp lại”, PGS Đoàn giải thích.

Chuyên gia này lưu ý đây là kỹ thuật phức tạp. Nếu tay nghề bác sĩ không tốt, biến chứng có thể xảy ra.

“Tai biến trong quá trình mổ cũng có thể xảy ra như cắt xương không khéo thì xương vỡ, hoặc gây tổn thương máu, thần kinh. Đặc biệt là biến chứng nhiễm trùng, để lại hậu quả hết sức nặng nề. Người kéo bị viêm xương thì cũng coi như thất bại. Họ cũng có thể gặp biến chứng như chậm liền xương, xương không liền, khối can xương không đủ khỏe...”, PGS Đoàn khuyến cáo.

Chuyên gia cũng cho hay phẫu thuật kéo dài chân không làm ảnh hưởng tuổi thọ của người thực hiện như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới ngay được. Do đó, bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo mỗi người và mức độ kéo dài.

Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại sinh hoạt chạy nhảy, đá bóng, leo núi bình thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kéo dài chân: 3 bước đóng đinh, định hình, cắt xương

Hà Quyên - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm