Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải làm gì khi bạn bị thoát vị trong thời gian mang thai?

Thoát vị xảy ra khi một phần của ruột hoặc mô bị đẩy qua một lớp cơ bị suy yếu trên thành bụng của bạn. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thoát vị cao hơn vì tăng áp lực lên thành bụng.

Hầu hết tình trạng thoát vị ở những người bình thường và ở phụ nữ có thai đều ảnh hưởng đến vùng bẹn, được gọi là thoát vị bẹn hoặc thoát vị đùi. Nhưng phụ nữ mang thai còn có nguy cơ cao bị thoát vị rốn, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh rốn của bạn.

Nếu thoát vị gây khó chịu trong thai kỳ, bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật, thủ thuật này thường ít gây nguy hiểm tới bạn hoặc em bé trong bụng. Và nếu thoát vị của bạn tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng, bạn sẽ cần phải mổ cấp cứu. Nhưng nếu thoát vị của bạn không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, bạn có thể quyết định đợi cho đến sau khi sinh mới phẫu thuật.

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng thoát vị trong khi mang thai

Bởi vì mang thai làm tăng áp lực lên thành bụng của bạn do bạn tăng trọng lượng cơ thể, tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ cao bị thoát vị.

Một số yếu tố khiến bạn dễ bị thoát vị khi mang thai:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Nhiều lần mang thai (sinh đôi, ba, và nhiều hơn nữa)
  • Đã từng phẫu thuật bụng trước đó, bao gồm cả phẫu thuật thoát vị
  • Tuổi già
  • Tiền sử gia đình thoát vị
  • Nâng vật nặng
  • Hắt hơi hoặc ho mãn tính
  • Táo bón mạn tính

Các triệu chứng của thoát vị trong khi mang thai

Không phải mọi phụ nữ mang thai bị thoát vị đều có triệu chứng.

Bạn chỉ có thể phát hiện ra rằng bạn bị thoát vị khi bác sĩ của bạn thực hiện khám lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh liên quan đến việc chăm sóc thai kỳ của bạn.

Nhưng ở nhiều phụ nữ, thoát vị xuất hiện ở dạng khối phình hoặc cục u xuất hiện khi bạn nằm xuống hoặc ấn vào một khu vực gần đó.

Thoát vị cũng có thể gây đau, thường là đau âm ỉ nhưng có thể trở thành đau nhói hơn khi bạn gắng sức bằng cách đi bộ nhanh chóng, cúi xuống, hắt hơi hoặc ho, nâng vật nặng hoặc cười dữ dội.

Các triệu chứng của bạn có thể trở nên dữ dội hơn khi thai phát triển và trọng lượng cơ thể của bạn tăng lên.

Bạn sẽ có thể đẩy khối thoát vị của mình trở lại cơ thể khi bạn nằm xuống. Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện việc này, chườm đá vào khu vực này có thể sẽ giúp ích.

Nếu bạn không thể đẩy khối thoát vị trí của mình trở lại cơ thể, điều này có thể cho thấy thoát vị của bạn bị mắc kẹt.

Nếu bạn nghi ngờ trường hợp này, hãy gặp bác sĩ của bạn ngay lập tức để tránh những biến chứng nghiêm trọng của thoát vị nghẹt, do việc cấp máu cho mô bị mắc kẹt bị đình trệ.

Các triệu chứng của thoát vị nghẹt có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau đột ngột và ngày càng đau nhiều hơn
  • Vùng thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm
  • Bí trung tiên hoặc đại tiện
     

Điều trị thoát vị khi mang thai

Hiện tại, các nhà khoa học chưa thống nhất về thời điểm tốt nhất phụ nữ mang thai nên phẫu thuật thoát vị.

Nếu thoát vị của bạn nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, bạn và bác sĩ của bạn có thể sẽ đợi cho đến sau khi bạn sinh con để phẫu thuật.

Nhưng nếu thoát vị gây khó chịu cho bạn, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật thoát vị trong khi bạn vẫn mang thai.

Và nếu thoát vị của bạn phát triển thành biến chứng, như bị nghẹt, bạn sẽ cần phải phẫu thuật cấp cứu.

Nếu  không phải là trường hợp cấp cứu, bạn có thể lựa chọn các phương pháp sau đây để điều trị và kiểm soát thoát vị trong thai kỳ:

Phẫu thuật trong khi mang thai

Bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật điều trị thoát vị trong khi bạn vẫn đang mang thai nếu tình trạng thoát vị gây ra các triệu chứng, hoặc nếu nó đủ lớn để có nguy cơ phát triển các biến chứng.

Thời gian phẫu thuật chính xác của bạn không tuân theo bất kỳ quy tắc cụ thể nào. Một số bác sĩ đề nghị phẫu thuật trong 3 tháng đầu tiên hoặc trong 3 tháng giữa, trong khi một số bác sỹ khác tin rằng 3 tháng giữa là thời gian tối ưu để phẫu thuật.

Nếu thoát vị của bạn được phẫu thuật và chỉ sử dụng chỉ khâu - mà không cần sử dụng lưới thép để hỗ trợ các khu vực của cơ yếu – thì sau đó nguy cơ bị thoát vị trở lại của bạn trong khi mang thai sẽ cao hơn.

Nhưng việc sử dụng lưới trong phẫu thuật có thể hạn chế sự linh hoạt của thành bụng và gây đau, cả trong thời kỳ mang thai hiện tại và trong bất kỳ trường hợp nào trong tương lai.

Phẫu thuật thoát vị khi mang thai được coi là một thủ thuật an toàn.

Điều trị thoát vị trong khi mổ đẻ

Nếu bạn không bị thoát vị nghiêm trọng và dự định sinh mổ, bạn có thể được phẫu thuật thoát vị cùng lúc với việc mổ đẻ. Việc kết hợp mổ điều trị thoát vị với mổ đẻ sẽ làm thời gian mổ kéo dài hơn mổ đẻ thông thường.

Cũng giống như với việc phẫu thuật trong thai kỳ, nếu bạn chỉ phải dùng chỉ trong khi phẫu thuật và không dùng lưới thép, thì nguy cơ bị tái thoát vị trở lại sẽ cao hơn.

Phẫu thuật thoát vị sau khi sinh con.

Đối với thoát vị nhẹ, bạn và bác sĩ có thể quyết định không điều trị thoát vị khi mổ đẻ vì một số lý do, ví dụ như vì bạn đang lập kế hoạch sẽ có thêm em bé.

Việc điều trị thoát vị có thể được thực hiện như một thủ thuật riêng ngay sau năm đến tám tuần sau khi bạn sinh con, hoặc có thể bị trì hoãn trong một năm hoặc lâu hơn để cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn hơn sau khi mang thai.

Trong tình huống này, trì hoãn việc điều trị thoát vị lên đến năm năm vẫn an toàn và miễn là bạn vẫn tiếp tục theo dõi khối thoát vị và theo dõi các biến chứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thoát vị rốn: chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo everydayhealth)
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • 22/04/2024

    Bí quyết giữ làn da tươi trẻ, không lo suy giảm collagen

    Tuổi tác tăng cao gây suy giảm collagen, dẫn tới những dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, da chảy xệ. Bạn nên chăm sóc da thế nào để duy trì đủ lượng collagen cho làn da tươi trẻ?

Xem thêm