Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Suy thượng thận cấp

Suy thượng thận cấp là một cấp cứu y khoa nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng cortisol.

Suy thượng thận cấp

Khi bạn bị căng thẳng (stress), tuyến thượng thận (nằm trên đỉnh của thận) sẽ tiết ra một loại hóc-môn gọi là cortisol. Cortisol giúp cơ thể đáp ứng hiệu quả với căng thẳng. Hóc-môn này cũng đóng vai trò giúp cho sự chắc khỏe của xương, đáp ứng của hệ miễn dịch và chuyển hóa thức ăn. Bình thường cơ thể sẽ tự cân bằng lượng cortisol được sản xuất ra.

Suy thượng thận cấp là một cấp cứu y khoa nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng cortisol. Suy thượng thận cấp có thể cực kì nguy hiểm nếu nồng độ cortisol không được bổ sung. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức.

Triệu chứng

Những triệu chứng của suy thượng thận cấp bao gồm:

  • Cực kì mệt mỏi
  • Tinh thần lẫn lộn
  • Sạm da
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Nôn
  • Sốt
  • Đau đột ngột ở thắt lưng hoặc cẳng chân
  • Chán ăn
  • Tụt huyết áp
  • Rét run
  • Ban trên da
  • Vã mồ hôi
  • Nhịp tim nhanh
  • Mất ý thức

Một số người có thể cảm thấy thèm muối khi bị suy thượng thận cấp. Nhiều triệu chứng cũng phát triển theo thời gian như là một phần của bệnh Addison.

Nguyên nhân

Suy thượng thận có thể xảy ra khi tuyến thượng thận của bạn không duy trì được chức năng thích hợp trong những tình huống stress cao độ. Tuyến thượng thận nằm ở đỉnh của thận và đóng vai trò sản xuất nhiều hóc-môn thiết yếu, trong đó có cortisol. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, chúng sẽ không thể sản xuất đủ những hóc-môn này, có thể gây ra suy thượng thận cấp.

Những người bị bệnh Addison có nguy cơ cao hơn bị suy thượng thận cấp, đặc biệt nếu họ không được điều trị. Bệnh Addison thường xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào tuyến thượng thận của bạn, hay còn được gọi là bệnh tự miễn.

Những nguyên nhân khác của bệnh Addison bao gồm:

  • Sử dụng glucocorticoid kéo dài, ví dụ như prednisone
  • Nhiễm trùng nặng, bao gồm nhiễm nấm và virus
  • Các khối u
  • Sử dụng quá nhiều một số thuốc chống đông
  • Phẫu thuật tuyến thượng thận

Nồng độ cortisol sẽ giảm từ từ theo thời gian nếu bạn bị bệnh Addison và không được điều trị. Khi bạn không đủ lượng thích hợp các hóc-môn tuyến thượng thận, stress có thể tác động đến cơ thể của bạn và dẫn đến suy thượng thận cấp. Suy thượng thận cấp có thể gây ra bởi một số sự kiện như:

  • Tai nạn ô tô
  • Chấn thương dẫn đến sốc
  • Mất nước nặng
  • Nhiễm trùng nặng

Yếu tố nguy cơ

Những người có nguy cơ bị suy thượng thận cấp là người:

  • Được chẩn đoán bệnh Addison
  • Phẫu thuật tuyến thượng thận gần đây
  • Có tổn thương tuyến yên
  • Đang điều trị suy thượng thận nhưng không uống thuốc đều
  • Bị chấn thương hoặc stress nặng
  • Mất nước nặng

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu bằng cách đo nồng độ cortisol hoặc ACTH trong máu của bạn. Khi các triệu chứng của bạn đã được đặt dưới tầm kiểm soát, bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định:

  • Test kích thích ACTH: bác sĩ sẽ đánh giá nồng độ cortisol của bạn trước và sau khi tiêm ACTH
  • Xét nghiệm nồng độ kali máu
  • Xét nghiệm nồng độ natri máu
  • Test nhanh đường máu
  • Xét nghiệm nồng độ cortisol 

Điều trị

Thuốc

Những người bị suy thượng thận cấp thường cần tiêm ngay một mũi hydrocortisone theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Điều trị tại nhà

Bạn có thể đã có một bộ dụng cụ để tiêm hydrocortisone tại nhà nếu bạn đã từng được chẩn đoán bệnh Addison. Bác sĩ có thể chỉ cho bạn cách để tiêm cấp cứu; cũng rất hữu ích nếu như các thành viên trong gia đình cũng biết cách để sử dụng. Bạn có thể cần một bộ dụng cụ để trong xe ô tô nếu bạn thường xuyên đi du lịch.

Đừng chờ cho đến khi triệu chứng diễn biến xấu khiến bạn quá yếu hoặc tinh thần lú lẫn mới tiêm hydrocortisone, đặc biệt là nếu bạn đã bị nôn. Khi bạn đã tự tiêm, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Bộ dụng cụ có thể giúp ổn định tình trạng của bạn nhưng không có nghĩa là sẽ thay thế được các chăm sóc cấp cứu.

Điều trị tình trạng suy thượng thận cấp nặng

Sau cơn suy thượng thận cấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nằm viện để tiếp tục theo dõi, đảm bảo chắc chắn tình trạng của bạn được kiểm soát hoàn toàn.

Tiên lượng

Người bị suy thượng thận cấp thường sẽ bình phục nếu được điều trị nhanh chóng. Với điều trị thích hợp, những người bị suy thượng thận có thể sống tương đối khỏe mạnh và năng động.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì suy thượng thận cấp có thể dẫn đến:

  • Sốc
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Tử vong

Bạn có thể hạn chế nguy cơ bị suy thượng thận cấp bằng cách uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên mang theo bộ dụng cụ tiêm bên mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy thượng thận và progesterone thấp

Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm