Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thuốc làm gia tăng bệnh gout

Gout là một bệnh khớp tường gặp ở nam giới trung niên, gây ra bởi tăng acid uric máu và lắng đọng các tinh thể urat trong khớp gây các đợt viêm khớp cấp tính. Rất nhiều loại thuốc điều trị các bệnh khác lại có thể gây nên bệnh Gout thứ phát.

Gout là một bệnh khớp gây ra bởi tăng acid uric máu và lắng đọng các tinh thể urat trong khớp gây các đợt viêm khớp cấp tính. Cần chú ý rằng một số loại thuốc có thể gây bệnh gout thứ phát hay làm nặng thêm bệnh gout sẵn có.
Bệnh gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt, tương đối dễ nhận biết nếu được quan sát kỹ như: thường gặp ở nam giới tuổi 35-45 (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Viêm khớp cấp tính do gout nổi bật với các triệu chứng khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu). Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón cái bàn chân (70%). Cơn gout cấp gây sưng nóng đỏ đau dữ dội, khiến cho bệnh nhân đau đớn và không thể đi lại được bình thường. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu hiệu màng não (cổ cứng, nôn...).
Các thuốc làm gia tăng bệnh gout
Có tới 20 loại thuốc có thể gây nên bệnh gout thứ phát và 71 thuốc khác cũng bị nghi là thủ phạm gây gout thứ phát. Có thể kể ra một số thuốc điển hình như:
- Thuốc lợi tiểu: Bao gồm các thuốc nhóm thiazide (bendroflumethiazide, chlorthalodone, hydrochlorothiazide...), nhóm tác dụng lên quai thận (ethacrynic acid, furosemide...), nhóm giữ K+ (amiloride, spironolactone, triamterene)...
Bệnh nhân bị các bệnh tim mạch như: suy tim, tăng huyết áp, bệnh thận (viêm cầu thận, suy thận)... thường hay phải dùng các thuốc lợi tiểu. Các thuốc lợi tiểu được chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư... được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp. Tất cả các thuốc lợi tiểu (trừ spironolacton là không ảnh hưởng đến thải trừ acid uric) đều có khả năng làm tăng acid uric máu dẫn đến bệnh gout do làm giảm thải tiết acid uric qua ống thận. Các cơn gout cấp thường xảy ra sau nhiều năm dùng thuốc lợi tiểu, đặc biệt ở phụ nữ và người cao tuổi. Do vậy, khi nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân dùng lợi tiểu vượt quá 420μmol/l hay nếu có cơn gout cấp xảy ra thì cần phải giảm liều thuốc lợi tiểu nếu như tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cho phép.
- Aspirin: Là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid. Trước đây, aspirin được dùng rộng rãi trong điều trị viêm khớp, dù có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Ngày nay, aspirin liều thấp lại được khuyến cáo sử dụng chống ngưng kết tập tiểu cầu, dự phòng các biến chứng tắc mạch do huyết khối và tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Tuy nhiên, dùng aspirin liều thấp (ít hơn 2g/ngày) cũng là nguyên nhân kinh điển của gout thứ phát, liều cao trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu.
- Thuốc corticoid: Việc bệnh nhân tự điều trị bệnh gout bằng các thuốc chứa corticoid như prednisolon, dexamethason, triamcinolone... trở nên đáng báo động. Thậm chí người ta còn cho thuốc chứa corticoid vào trong các thuốc Đông y. Trên thực tế các thuốc chứa corticoid có thể làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh khớp nhưng về lâu dài có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, đái tháo đường và gout. Nguyên nhân gây gout của corticoid là do thuốc cạnh tranh thải tiết với acid uric ở ống thận, do vậy làm giảm bài tiết acid uric, khiến nồng độ acid uric tăng cao trong máu, quá ngưỡng hòa tan của acid uric trong máu, làm các tinh thể muối urat kết tủa trong khớp gây ra cơn gout cấp.
- Thuốc chống lao là một trong các thủ phạm chính: Các phác đồ thuốc chống lao hiện nay thường phải kết hợp nhiều thuốc như streptomycin, rifampicin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamid... Trong đó, ethambutol làm xuất hiện các các cơn gout cấp do làm giảm thải tiết acid uric niệu, pyrazinamid gây tăng cao acid uric, có thể khởi động cơn gout cấp sau vài tuần dùng thuốc.
- Các thuốc khác: Ciclosporin có thể làm tăng acid uric trong 50% bệnh nhân. Ở những bệnh nhân được ghép thận hay ghép tim phải dùng ciclosporin thì các đợt gout cấp xuất hiện với tỷ lệ từ 5-30%. Bệnh gout thứ phát thường xuất hiện sau 18-24 tháng dùng thuốc. Một số thuốc có tiềm năng gây gout thứ phát như omeprazol, furosemid. Ngoài ra, các thuốc hóa trị điều trị ung thư, đặc biệt ung thư máu dòng tủy cũng làm gia tăng phá hủy tế bào, tăng sản xuất acid uric và do đó có thể gây nên cơn gout cấp tính.
                                                                                                      Ảnh minh họa.
Người bệnh cần lưu ý
Nếu biết rằng thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp do gout thì ngừng thuốc có thể giải quyết được viêm khớp rất thuận lợi. Người bệnh gout cần tránh sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric máu nói trên, mà nên thông báo với bác sĩ điều trị để bác sĩ cho dùng các loại thuốc khác thay thế. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì cần dùng liều tối thiểu, thời gian ngắn nhất có thể. Cần phải theo dõi chặt chẽ nồng độ acid uric máu và dự phòng tái phát cơn gout cấp bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như dùng thuốc giảm tổng hợp acid uric máu.
Cần phân biệt chứng tăng acid uric và bệnh gout
Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi nguồn tạo ra acid uric nhiều nhưng thải ra ít làm cho acid uric bị giữ lại trong máu, sẽ lắng đọng trong các mô. Nơi acid uric thường lắng đọng nhất là các khớp và gây ra bệnh đặc trưng là gout. Ngoài ra, acid uric còn lắng ở tim gây bệnh tim mạch, lắng ở thận gây suy thận, lắng ở đường niệu gây sỏi thận. Tuy nhiên có những trường hợp, acid uric trong máu rất cao do nó được tạo ra nhiều mà thải ra ít thì người ta gọi là tăng acid uric máu chứ không gọi là bệnh gout.
Trên thực tế, rất nhiều người cho rằng cứ tăng acid uric máu là bệnh gout và dùng thuốc điều trị gout. Đây là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh gout khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác. Ðiều trị những cơn viêm khớp do gout khác với điều trị tăng acid uric trong máu.
BS. Hùng Anh - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm