Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về chứng tê liệt cảm xúc

Hãy cùng tìm hiểu về chứng tê liệt cảm xúc, tại sao xảy ra và làm thế nào để ngăn chặn, chữa trị chứng bệnh này.

 

Cảm giác tê liệt cảm xúc, hay thiếu cảm xúc chung, có thể là triệu chứng của một vài bệnh hoặc tác dụng phụ của một số thuốc. Nó có thể dẫn đến cảm giác cô lập hoặc mất kết nối với thế giới xung quanh. Cảm giác tê liệt có thể không thể chịu đựng nổi đối với những người đã từng trải qua nó.

Hãy cùng tìm hiểu xem đó là gì, tại sao xảy ra và làm thế nào để ngăn chặn, chữa trị chứng bệnh này.

Cảm giác tê liệt cảm xúc là như thế nào?

Tê liệt cảm xúc có thể khó hình dung nếu bạn chưa từng trải qua. Nhiều người miêu tả nó giống như cảm giác trống rỗng hay chán nản, trong khi một số người lại cảm thấy như bị cô lập. Một vài người cảm thấy như họ không có tương lai hay không có hy vọng rằng cảm giác tê liệt này sẽ biến mất.

Một bệnh nhân bị trầm cảm mắc chứng tê liệt cảm xúc cho biết cô ấy cảm thấy mình như vô hình, giống như một con ma. Cô có cảm giác như có một rào chắn ngăn cảm mình với gia đình, với những người xung quanh và không thể miêu tả rõ ràng cảm xúc của bản thân.

Khi bạn bị tê liệt cảm xúc, thế giới xung quanh có vẻ thật nhạt nhẽo, bạn chỉ đơn giản là đi qua những chuyển động và không thể kết nối với thế giới. Một vài người miêu tả tê liệt cảm xúc là cảm giác không thể tập trung hoặc không có chỗ dựa.

Vậy nguyên nhân của cảm giác tê liệt cảm xúc là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến việc tê liệt cảm xúc. Trầm cảm và lo âu là hai nguyên nhân phổ biến nhất. Một vài mức độ căng thẳng hoặc lo lắng cấp tính cũng có thể gây ra tê liệt cảm xúc. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể gây trầm cảm và lo âu, khiến bạn cảm thấy bị tê liệt.

Một vài loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân của chứng tê liệt. Thủ phạm phổ biến nhất là các loại thuốc điều trị trầm cảm và lo âu. Các loại thuốc này có thể tác động đến cách não điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.

Một vài nguyên nhân khiến tình trạng tê liệt cảm xúc có thể xảy ra. Các hoocmon căng thẳng có thể tăng cao và gây ra các phản ứng khác nhau trong cơ thể bạn, dẫn đến tình trạng tê liệt cảm xúc. Ví dụ, các hoocmon căng thẳng có thể tác động tới hệ viền. Hệ viền nằm gần trung tâm của bộ não và chịu trách nhiệm cho các cảm xúc của bạn. Các hoocmon căng thẳng cũng có thể tác động đến các hoocmon khác trong cơ thể, điều này có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Cả hai tác dụng có thể khiến bạn bị tê liệt.

Trong một vài trường hợp, cơ thể bạn có thể bị căng thẳng khiến thể chất và tinh thần bị suy kiệt. Sự suy kiệt cả về thể chất lần tinh thần có thể gây ra cảm giác tê liệt cảm xúc.

Làm cách nào để chữa trị cảm giác tê liệt cảm xúc?

Dù cảm nhận nó như thế nào thì tình trạng tê liệt cảm xúc không phải là vĩnh viễn. Có những phương pháp điều trị tức thời và dài hạn.

Bước đầu tiên để chữa trị chứng bệnh này là xác định và điều trị nguyên nhân cơ bản. Các bác sĩ có thể giúp bạn trong việc này, họ có thể giới thiệu bạn đến một nhà trị liệu hoặc bác sĩ tâm thần. Bạn sẽ được hỏi những loại thuốc bạn đã dùng và các triệu chứng khác mà bạn có. Nếu các bác sĩ cho rằng một trong số những loại thuốc đó là nguyên nhân thì họ sẽ thay thế nó bằng một loại khác.

MỘT SỐ CÁCH CHỮA TRỊ TỨC THỜI

Đến gặp một bác sĩ tâm thần: một bác sĩ tâm thần sẽ thay thế một loại thuốc khác hoặc kê cho bạn một loại thuốc mới. Họ cũng có thể cung cấp các kỹ thuật đối phó giúp bạn tìm lại cảm xúc của bản thân. Các loại thuốc họ kê cho bạn có thể có tác dụng nhanh và cung cấp sự hỗ trợ tức thời. Khi thuốc chống trầm cảm thường có tác dụng sau sáu tuần, thì các bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc chống lo âu trong khi chờ đợi các loại thuốc khác hình thành trong cơ thể.

Dựa vào sự hỗ trợ của những người xung quanh: ngay cả khi bạn gặp khó khăn trong vấn đề kết nối, hãy tìm đến những người yêu quý bạn. Họ có thể giúp bạn kết nối và bạn có thể tìm được sự hỗ trợ khi kể cho họ nghe những gì bạn đã trải qua.

Tập thể dục: khi bạn cảm thấy tê liệt, điều cuối cùng bạn có thể muốn làm là thức dậy và di chuyển, nhưng nó cũng chính là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm. Chạy, bơi, yoga và đấm bốc sẽ rất tuyệt trong việc hỗ trợ giải tỏa căng thẳng. Thậm chí chỉ cần đi bộ xung quanh khu nhà ở của bạn cũng có thể giúp tăng lượng endorphin trong não bạn. Để có kết quả tốt nhất hãy tập thể dục thường xuyên.

Có một giấc ngủ ngon: nếu bạn có thể ngủ ít nhất 8 tiếng một đêm, nó sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn rất nhanh chóng.

CHĂM SÓC DÀI HẠN

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng: bằng cách ăn uống các thực phẩm lành mạnh giàu chất dinh dưỡng, bạn đã giúp cơ thể mình làm việc một cách tốt nhất. Điều này bao gồm cả việc điều chỉnh và cải thiện tâm trạng.

Giảm thiểu căng thẳng: căng thẳng là một yếu tố rất lớn góp phần gây ra tình trạng tê liệt cảm xúc. Giảm thiểu căng thẳng bạn trải qua hoặc cải thiện cách bạn quản lí nó có thể tác động tích cực đến cơ thể bạn, giúp giảm hoocmon căng thẳng và bạn sẽ tìm lại được cảm xúc. Giảm các căng thẳng trong cuộc sống và thực hành các kỹ thuật loại bỏ căng thẳng như thiền hay chánh niệm (thực hành nhận thức về cơ thể, tâm trí, cảm xúc của bạn ở thời điểm hiện tại, tạo cảm giác bình tĩnh) để quản lí tốt hơn căng thẳng mà bạn không thể thoát khỏi.

Học cách xác định và thể hiện cảm xúc: với những người bị tê liệt cảm xúc trong thời gian dài, sẽ khó để xác định và thể hiện các cảm xúc khác nhau. Một nhà trị liệu có thể giúp bạn điều này. Hãy gặp một chuyên gia có thể giúp bạn nắm bắt cảm xúc của bản thân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rối loạn phân liệt cảm xúc

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm