Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết khi cho trẻ uống nước lọc

Một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Những điều cần biết khi cho trẻ uống nước lọc

Lâu nay, các bà các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Uống nhiều nước lọc khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Trên thực tế, trẻ chỉ uống được một lượng nước nhất định trong ngày, do đó nếu mẹ đã thay sữa bằng nước lọc, con sẽ cảm thấy đầy bụng và không muốn uống thêm sữa nữa.

Ngay cả việc cố tình pha loãng sữa công thức để tránh táo bón cho trẻ hay để tiết kiệm sữa bột cũng là một quan niệm rất lạc hậu. Thêm quá nhiều nước vào sữa công thức của em bé khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu cơ thể.

Trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước lọc sẽ dễ bị còi cọc và chậm tăng cân

Nguy cơ ngộ độc, nhất là đối với trẻ sinh thiếu tháng thiếu tuần

“Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không bao giờ nên được cho uống nước” – các bác sĩ tại trung tâm Johns Hopkins ở Baltimore cảnh báo. Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước lọc sẽ đặt bé trong tình trạng de dọa tính mạng từ nguy cơ nhiễm độc nước. “Ngay cả khi con rất nhỏ, trẻ đã biết khát và biết cần nước. Tuy nhiên, nguồn nước duy nhất bé cần lúc này là từ sữa”.

Các bác sĩ cũng giải thích thêm: Nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác.

Cách bổ sung nước cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng

Trong khi 88% thành phần sữa mẹ là nước thì sữa công thức có phần đặc hơn. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, mẹ không cần và không nên bổ sung nước lọc. Với trẻ bú sữa công thức, có thể cho uống ngụm nhỏ tráng lưỡi sau ăn. Tuy nhiên khuyến cáo của các chuyên gia nhi là lượng nước không nên quá 30ml nước một ngày.

Trao đổi với chúng tôi về câu hỏi của độc giả Cho con uống nước là hại con?, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Chuyên khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho hay: “Với trẻ 2 tháng tuổi như độc giả nói thì nhu cầu của bé chủ yếu vẫn là sữa, không phải là nước lọc. Dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần uống sữa, không cần uống nước lọc để tráng miệng và cũng không phải vì hại thận mà là không cần thiết”.

Theo bác sĩ Thạch, việc uống nước lọc sẽ khiến bé bị no và không chịu uống sữa sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ sữa.

“Với trẻ trên 6 tháng thì ngoài chuyện uống sữa, còn ăn dặm thêm cháo nên uống nước lọc là cần thiết. Có thể cho trẻ uống một vài thìa sau khi ăn. Khi trẻ đã dứt sữa dù là 6 tháng – 1 tuổi thì ngoài ăn dặm vẫn cần bổ sung nước lọc. Còn nếu trẻ 2-3 tuổi mà chưa dứt sữa thì nước lọc chỉ thêm và bổ sung thôi, vì nước vẫn được đưa vào cơ thể thông qua sữa”, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh.

Để đảm bảo hệ bài tiết, đường tiết niệu hoạt động tốt, không bị viêm nhiễm, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đưa ra lời khuyên, các phụ huynh cần vệ sinh bộ phận sinh dục của bé khi tắm. Đặc biệt, khi thấy trẻ đi tiểu lắt nhắt hay đau, tiểu nhiều lần thì cần đưa đi khám chuyên khoa tiết niệu, tiến hành siêu âm xem xét đang mắc phải bệnh gì.

Nếu miệng bé bị bẩn thì có thể vệ sinh bằng cách dùng gạc hoặc khăn. Theo một số bác sĩ khác, về vấn đề ngộ độc nước có thể xảy ra là do chất lượng nước không sạch hoặc dụng cụ uống không được vệ sinh kỹ càng. Ngoài ra, trong một số trường hợp như bé bị tiêu chảy mất nước, bé bị sốt, bị nôn hay thời tiết quá nóng nực cũng nên bổ sung nước.

Thông tin thêm trong bài viết: Khi nào trẻ cần uống nước?

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm