Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm trùng đường ruột - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiêu chảy nhiễm trùng hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột là một bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải vài lần trong đời.

Nhiễm trùng đường ruột - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thường có biểu hiện là những cơn tiêu chảy cấp tính phân nước hoặc nhày nhớt liên lục trong một vài ngày, cũng có khi bệnh biểu hiện như triệu chứng của kiết lỵ. Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh.

Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiều vi sinh vật bao gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Những sinh vật này có trong thực phẩm do vệ sinh kém, vì vậy bạn sẽ dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với các sinh vật. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra nhiễm trùng. Chẩn đoán nhiễm trùng dựa trên các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ thu hẹp khả năng tiên đoán các loại tác nhân gây bệnh mà bạn có thể đang mắc để có thể điều trị đầy đủ.

Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột là mầm bệnh xâm nhập qua miệng. Các nguyên nhân khác, như tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột.

Trẻ em hay người lớn tuổi là hai đối tượng dễ mắc phải nhất, nguyên nhân vì hệ miễn dịch của họ thường yếu hơn so với những người trưởng thành.

Người bị cắt đi một phần của dạ dày, nhóm người suy giảm miễn dịch do họ mắc các bệnh như ung thư gan, xơ gan…

Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc chưa nấu chín chứa khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa khi chúng ta ăn.

Thịt, cá có chứa độc tố của tụ cầu. Theo các nghiên cứu cho thấy, tụ cầu bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ cao nhưng độc tố của chúng rất dễ ngấm vào thực phẩm, gây tiêu chảy.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn clostridium. Chúng sống trong môi trường không có oxy, thường hay xuất hiện ở đồ hộp chế biến sẵn. Độc tố vi khuẩn này không chỉ gây tiêu chảy mà còn dẫn đến nhiều biến chứng như liệt cơ.

Các loại rau sống rất dễ nhiễm khuẩn E.coli và giun sán. Thế giới cũng ghi nhận bệnh do vi khuẩn listeria dù tương đối hiếm gặp. Chúng thường gây bệnh ở người có sức đề kháng yếu như phụ nữ có thai (đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ), trẻ sơ sinh. Bệnh không xảy ra thường xuyen nhưng rất có thể bùng phát thành dịch nếu ăn phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, đặc biệt là sữa bò không được thanh trùng.

Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, thực phẩm bị côn trùng đậu vào, nguồn nước dùng không đảm bảo.

Nước bị ô nhiễm – Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.

Vệ sinh kém – Điều này cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột

Các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường ruột là:

Nhiễm siêu vi đường hô hấp – mầm bệnh virus gây bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể bị nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi hoặc ho khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Chán ăn – Giảm sự thèm ăn là một dấu hiệu chung của nhiễm trùng đường ruột cũng như các loại nhiễm trùng đường tiêu hóa khác.

Buồn nôn – Ăn không ngon thường kèm theo buồn nôn.

Đau bụng – Khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thường thấy đau hoặc chướng vùng bụng. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau này sẽ phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Co thắt – Nhiễm trùng do vi khuẩn thường gây ra cơn co thắt ở bụng. Mỗi cơn sẽ thường kéo dài 3-4 phút một lần, và có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Hội chứng ruột kích thích – Nếu các ký sinh trùng trong ruột của bạn cư trú ở thành ruột, thì có thể gây hội chứng ruột kích thích.

Tiêu chảy – Khi mầm bệnh di chuyển ra xa hơn trong đường tiêu hóa, chúng có thể gây tiêu chảy. Bạn cũng có thể bắt đầu bị tiêu chảy khi bị mất nhiều nước.

Trầm cảm – Những người bị nhiễm trùng nấm men có thể gặp nguy cơ cao mắc trầm cảm.
Rối loạn giấc ngủ – Khó chịu liên quan đến nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến bạn khó ngủ. Đây cũng có thể

là một dấu hiệu cho thấy gan đang làm việc quá sức vì đang cố gắng loại trừ các tác nhân gây nhiễm trùng.

Nghiến răng – Trong một số ít trường hợp, những người bị nhiễm trùng sẽ nghiến răng trong khi ngủ.

Nhức đầu – Tình trạng mất nước hoặc xuất hiện các chất kích thích như nấm men trong hệ thống tiêu hóa sẽ làm tăng nguy cơ nhức đầu liên tục.

Bỏng da – Một số bệnh nhân có thể cảm giác ngứa hoặc nóng bỏng trên da.

Phụ thuộc vào loại vi khuẩn, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Điều trị nhiễm trùng đường ruột

Đa phần nhiễm trùng gây ra tiêu chảy, nhất là nhiễm trùng do virus, đều có khả năng tự biến mất, không cần chữa trị. Lúc này, điều quan trọng nhất đó là bệnh nhân phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Trường hợp người bệnh bị mất nước quá nhiều, chúng ta cần đến ngay bệnh viện để thực hiện việc truyền lại lượng nước đã mất trong suốt giai đoạn tiêu chảy, lúc cơ thể bị nôn mửa và sốt.

Phụ thuộc vào loại vi khuẩn, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Trường hợp nhiễm trùng do ký sinh trùng gây bệnh, thì bệnh có thể sẽ được chữa trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.

Còn hầu hết bệnh tiêu chảy do sự tấn công của virus thì không cần điều trị. Còn với người có hệ miễn dịch kém, chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng viêm nhiễm lan ra toàn thân.

Quan trọng nhất trong điều trị bệnh chính là ta cần uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn như ăn súp, cháo và dùng nước trái cây không đường nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, chống lại sự tấn công của các nhân tố gây bệnh.

Làm thế nào phòng bệnh hiệu quả?

Luôn ăn chín, uống sôi, thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không quá hạn sử dụng.

Đối với nguồn gốc thực phẩm từ gia cầm, chúng ta cần phải vệ sinh, nấu chín kỹ.

Trường hợp các loại gia cầm, gia súc bị mắc bệnh, cần phải được điều trị bằng kháng sinh, khi tiếp xúc với gia cầm, gia súc bệnh, chúng ta phải sử dụng dụng cụ bảo hộ, quần áo, giày khi vào chuồng trại. Tránh ôm ấp hay gần gũi với thú cưng trong nhà khi chúng bị bệnh.

Chất thải của gia súc, gia cầm…cần xử lý và cách ly an toàn khỏi nơi ta sinh sống, tránh để virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công con người.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ, luôn rửa tay trước khi ăn.

Nếu bị nhiễm trùng đường ruột, chúng ta cần đi khám bác sĩ nhằm chữa trị bệnh sớm nhất và tránh lây lan cho người khác. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, luôn chủ động ngừa bệnh cho cả gia đình mình nhằm tránh các ảnh hưởng xấu của bệnh.

Theo Khoa học TV Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm