Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Võng mạc tiểu đường: Bảo vệ mắt sớm hạn chế mù lòa

Biến chứng võng mạc do bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù lòa. Phòng ngừa và bảo vệ mắt sớm chính là chìa khóa giúp hạn chế mù lòa, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường đáng báo động với số ca mắc gần 5 triệu người. 60% trong số này gặp các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là võng mạc tiểu đường.

Khi nào cần tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng mắt thường gặp và rất nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường, gây suy giảm thị lực nhanh chóng, nguy cơ mù lòa cao. Nguyên nhân là do tình trạng đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc dưới 2 hình thức: thay đổi tính thấm của thành mạch khiến mạch máu rò rỉ và gây thiếu máu võng mạc kèm tân sinh mạch máu, dẫn tới các tổn thương võng mạc nghiêm trọng dễ gây mù là xuất tiết, xuất huyết, bong võng mạc, phù hoàng điểm…

Điều đáng nói, tất cả bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ gặp biến chứng tại võng mạc. Nguy cơ này tăng dần theo thời gian bị tiểu đường và ở giai đoạn nặng, bệnh là nguyên nhân gây mù, rất khó chữa trị, đôi khi không chữa trị được. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) thống kê, 90% trường hợp bị tiểu đường trên 10 năm phải đối mặt với biến chứng võng mạc, trong đó 50% dẫn đến mù lòa.

Thực tế khám chữa bệnh cho thấy, bệnh tiểu đường không thể điều trị dứt điểm do đó biến chứng võng mạc tiểu đường cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Ở giai đoạn sớm (chưa tăng sinh), nếu phòng ngừa và kiểm soát tốt có thể phòng tránh được các tổn thương võng mạc. Ở giai đoạn tăng sinh, bệnh thường có biểu hiện sớm là giảm thị lực, nhìn mờ, nhưng đa phần trường hợp không có biểu hiện rõ rệt cho đến khi võng mạc đã tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, việc điều trị hết sức khó khăn, nguy cơ mù lòa chực chờ.

Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) khuyến cáo, người bị tiểu đường type 1 nên tầm soát võng mạc tiểu đường trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Còn người bị tiểu đường type 2 nên đi khám mắt ngay khi phát hiện bệnh vì ở nhóm đối tượng này, võng mạc đôi khi đã tổn thương trước cả khi phát hiện bệnh. Dù vậy, do các tổn thương trên võng mạc không nằm ngay trung tâm hoàng điểm nên thị lực không giảm dù võng mạc đã bị tổn thương.

Chủ động bảo vệ võng mạc, phòng tránh mù lòa

Người bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo: kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm giảm nguy cơ cũng như biến chứng võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, bằng nhiều nghiên cứu về mắt ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã xác định các tổn thương của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE chính là nguyên nhân gây ra các tổn thương võng mạc nghiêm trọng ở người tiểu đường là xuất tiết, xuất huyết, phù hoàng điểm… dẫn tới mất thị lực, mù lòa.

Đặc biệt, RPE còn được xác định là bộ phận duy nhất trong mắt đóng vai trò màng thấm giữ cân đối lượng dịch giữa võng mạc và mạch máu, ngăn cản các chất độc hại từ mạch máu đi vào võng mạc. Đồng thời tiêu diệt chất độc bảo vệ tế bào thị giác giúp mắt sáng khỏe.

Ở bệnh nhân tiểu đường, chức năng của RPE bị tổn hại, võng mạc và tế bào thị giác không còn được bảo vệ khiến thị lực suy giảm. Do đó, để bảo vệ mắt toàn diện và từ gốc, bệnh nhân tiểu đường cần phải bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng duy trì hoạt động của RPE và bảo vệ võng mạc từ bên trong, đã được chứng minh hiệu quả, an toàn.

Tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng cường Thioredoxin, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE, phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường.

Mới đây, tinh chất Broccophane thiên nhiên đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh có tác dụng bảo vệ RPE hiệu quả nhờ tăng tổng hợp Thioredoxin - một protein phân tử nhỏ tập trung nhiều ở mắt giúp RPE hoạt động tốt hơn. Đồng thời, giữ vững chức năng hàng rào, hạn chế tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh tân mạch, từ đó, hạn chế tối đa tình trạng suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường.

ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) kết luận, Broccophane có hoạt tính sinh học cao, an toàn, nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể, bảo vệ các tế bào RPE và võng mạc một cách tự nhiên, giúp phòng ngừa tình trạng tổn thương võng mạc và các bệnh lý về mắt, giữ cho mắt luôn tinh anh, khỏe mạnh.

Ngoài ra, để bảo vệ thị lực, người bị tiểu đường nên giữ đường máu trong vùng an toàn, huyết áp ở mức dưới 130/80, không hút thuốc lá, phải đi khám mắt định kỳ (ít nhất là 1 lần/năm) và ngay khi mắt có 1 trong các dấu hiệu như: nhìn mờ, khó đọc sách báo, nhìn đôi, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn thấy ruồi bay…

TS. BS Trần Thị Phương Thu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm