Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm độc chì từ những thói quen thường ngày

Nhiễm độc chì thường tích tụ lâu ngày rồi mới phát tác. Việc chữa trị triệu chứng này rất tốn kém.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai - người từng tiếp nhận nhiều ca ngộ độc chì trong tình trạng nguy hiểm cho biết, nồng độ chì cho phép trong cơ thể người là dưới 10 mcg/dL. Còn trên thực tế, hàm lượng chì trung bình của người Việt Nam là 20 mcg/dL, tức gấp đôi hàm lượng chì cho phép tồn tại trong cơ thể.

Tình trạng nhiễm chì cao trong cơ thể của người Việt một phần là do ô nhiễm chì có trong không khí, trong nước uống và một phần do con người trực tiếp đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống và sử dụng vật dụng gia đình.

Nhiễm độc chì không khó

PGS Dũng cho hay, chì tích lũy lâu dài ở trong cơ thể (đặc biệt ở trong xương) và thải trừ rất chậm ra khỏi cơ thể qua nhiều thập kỷ. Đáng lo ngại khi có rất nhiều tác nhân gây ra nhiễm độc chì xung quanh chúng ta. Cụ thể:

- Do đất, nước, không khí bị nhiễm chì

- Do dùng uống, bôi, được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi… lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn). Đây là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.

- Do thực phẩm bị ô nhiễm, các vật dụng đóng gói (đồ hộp có chất hàn gắn sử dụng chì), bát đĩa in hoa văn,…

- Nhiều nghề nghiệp có nguy cơ bị ngộ độc chì, như sản xuất, tái chế, sửa chữa ắc quy, nung, nấu hoặc tinh chế chì (như ở Hưng Yên).

- Đồ chơi có sơn chì, đạn chì…

- Mỹ phẩm, nhất là son.

Nhiều nghề nghiệp có nguy cơ bị ngộ độc chì, như sản xuất, tái chế, sửa chữa ắc quy, nung, nấu hoặc tinh chế chì (Ảnh minh họa: Internet)

'Nhiễm độc chì là một cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Song nhiều người chủ quan khi chưa nhìn thấy hậu quả từ việc này, tức là khi cơ thể chưa phát bệnh, nên trì hoãn chữa trị, hoặc bỏ dở điều trị. Thực tế, thải được nồng độ chì trong cơ thể không đơn giản, càng để lâu, càng nguy hại cho sức khỏe', PGS Dũng cho hay.

Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm độc chì hơn cả vì mức hấp thụ chì ở trẻ em cao và lâu hơn ở người lớn.

Nhiễm độc chì khiến trẻ có những bất thường về thể lực và trí tuệ, gây thiếu máu, rối loạn ý thức, chậm phát triển chiều cao, viêm gan. Nếu bị nặng, có thể bị liệt cơ, thiếu máu, co giật và hôn mê. Khi đã nhiễm, chì tồn tại rất lâu dài, thậm chí suốt đời, nên thải độc chì cũng đòi hỏi nhiều thời gian, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Chi phí để tẩy độc chì hiện khá cao, khoảng 240 triệu đồng/ca với gần 20 lần điều trị trong 2 năm liền. Chỉ riêng xét nghiệm kiểm tra độc chì đã phải chi phí khoảng 10 triệu đồng/người.

Nhận biết nhiễm độc chì

Theo PGS Dũng, nếu chì gây ngộ độc rõ ràng ở trẻ, chúng sẽ gặp các triệu chứng như hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần. Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật), 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn. Ngoài ra, trẻ bị đau bụng, chán ăn, thiếu máu.

Tuy nhiên, bác sĩ cho hay đa số trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng và xét nghiệm. Đây là một điều đáng lo ngại vì chì ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Còn với người lớn, biểu hiện nhiễm độc chì như lơ mơ, lẫn lộn, sảng, dễ buồn ngủ, mất ngủ, hôn mê, co giật, đau đầu, mất trí nhớ, liệt. Miệng có vị kim loại, chán ăn, táo bón, cơn đau bụng, đau cơ, yếu cơ, đau khớp, thiếu máu. Đặc biệt, chì làm giảm tình dục, giảm khả năng sinh đẻ, dễ sảy thai, đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai cho người đang trong độ tuổi sinh sản.

Khi bị ngộ độc mạn tính, người bệnh sẽ có biểu hiện ở nhiều cơ quan với nồng độ chì trong máu khác nhau song thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm và khám chuyên khoa.

Do đó, PGS Dũng khuyến cáo, khi chúng ta có bất kỳ tiếp xúc nào với các nguồn chì nêu trên và nghi ngờ bị ngộ độc thì cần đi khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về việc tiếp xúc với các nguồn chì, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, nguồn gốc của chì, các biểu hiện bất thường. Người bệnh sẽ được khám và có thể làm các xét nghiệm cần thiết.

Trong đó, xét nghiệm chì máu (lấy máu tĩnh mạch) là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bị ngộ độc chì hay không.

Hà Quyên - Theo News.zing.vn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm