Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngừa biến chứng do da khô

Miền Bắc đang ở giai đoạn thời tiết lạnh và hanh khô, do vậy da cũng trở nên khô hơn. Da khô gây nhiều biến chứng các bệnh về da và cần được chăm sóc đúng cách.

Tại sao da bị khô?

Triệu chứng da khô xuất hiện khi da bị cạn kiệt nước.

Lớp sừng ở biểu bì được sản xuất và thay thế theo chu kỳ sừng hóa của da (trong khoảng 3 tuần lễ, da được thay mới lớp biểu bì). Lớp chất nhờn tự nhiên trên bề mặt da, do tuyến mồ hôi và tuyến nhờn sản xuất và các axít béo dưới da do các tế bào da sản xuất, duy trì độ ẩm cần thiết cho da ở mức 10-30%, giúp da mềm, mịn, linh hoạt.

Lượng nước dưới da được cấp từ độ ẩm môi trường, từ các lớp phía dưới của da và từ mồ hôi. Đồng thời, lượng nước này liên tục mất đi do bốc hơi trên bề mặt da.

Bình thường sự bay hơi diễn ra chậm và nước được thay thế đầy đủ nhờ lớp sừng ngăn cản sự mất nước. Một lớp sừng được tái tạo thường xuyên, được dưỡng ẩm tốt sẽ giữ độ pH lý tưởng cho da, bảo vệ da khỏi những vi khuẩn gây hại và các tác nhân từ môi trường.

Các dấu hiệu và triệu chứng của da khô đặc trưng xảy ra khi mất nước vượt quá sự cấp nước, và lượng nước của lớp sừng giảm xuống dưới 10%.

Lớp sừng khô khi lượng dầu tự nhiên trên da tiết ra quá chậm và quá ít (vì các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi hoạt động không hiệu quả) và khi lượng axít béo được sản xuất bởi các tế bào da giảm đi dẫn đến cấu trúc da suy yếu. Khi khả năng thay thế tái tạo tế bào da rối loạn, lớp sừng không bong tróc tự nhiên, kết dính và bong tróc từng mảng. Khi lớp sừng khô, da không được bảo vệ tốt, sự mất nước tăng thêm và làn da của bạn rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm.

Các vấn đề về da khô bắt đầu bằng những triệu chứng nhẹ nhàng chỉ gây mất thẩm mỹ như thô, sần, da đỏ và mỏng. Da khô khiến các tế bào da không còn mịn màng, tươi mát, bề mặt da trở nên héo úa và tạo nên những nếp nhăn nông. Da khô không được bảo vệ tốt nên dễ bị kích ứng, dễ bị tác dụng của các tia bức xạ mặt trời, của môi trường, hóa chất tiếp xúc... nhanh chóng nhăn nám và lão hóa sớm, trông già nua, thiếu sức sống... Da khô dễ bị viêm nhiễm và có nguy cơ trở thành viêm da mạn tính với nhiều biến chứng.

Nếu chăm sóc da không đúng cách hoặc không quan tâm chăm sóc da, bề mặt da khô không thực hiện tốt chức năng bảo vệ da, lớp nhờn tự nhiên tạo độ pH lý tưởng không được da sản xuất đủ, da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng và viêm nhiễm, nhăn nheo, nám và sớm lão hóa, chảy sệ.

ngua-bien-chung-do-da-kho-1

Da khô gây nhiều bệnh về da.

Các yếu tố nguy cơ khiến da dễ bị khô

Da khô chỉ một phần nhỏ do bẩm sinh.

Khi có tuổi, da bạn có khuynh hướng khô dần đi, đặc biệt đối với nữ giới ở thời kỳ tiền mãn kinh, lượng axít béo trong da giảm mạnh khiến da mất vẻ mịn màng và lượng dầu tự nhiên do da sản xuất không còn đủ để giữ nước trong da.

Với các bé sơ sinh, tế bào da phát triển chưa hoàn chỉnh, lớp sừng không giữ đủ nước cho da bé và các triệu chứng da khô thường xuất hiện do thời tiết và do tiếp xúc, cọ xát, do tắm nước quá nóng, do hóa chất trong các sản phẩm tắm rửa và chăm sóc da bé.

Môi trường khô lạnh của mùa đông, môi trường làm việc có máy điều hòa trong các cao ốc văn phòng... có độ ẩm rất thấp khiến lượng nước dưới da cạn kiệt.

Làm sạch da quá thường xuyên, làm sạch da với các sản phẩm tẩy rửa, với nước quá nóng hoặc quá lạnh là thủ phạm khiến lớp sừng ngày càng khô, tăng sự nhạy cảm của da và tăng nặng vấn đề da khô.

Các biến chứng do da khô

Da khô không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng trên bề mặt da như:

Viêm da dị ứng (eczema): là tình trạng da khô, mẩn đỏ, có vảy, khe nứt da sâu, đã được mô tả tương tự như nứt sứ hoặc dưới lòng sông khô. Da bị ảnh hưởng có thể bị viêm, ngứa và có thể chảy máu.

Viêm nang, viêm nang tóc làm mất tóc vĩnh viễn khi tạo sẹo.

Bị khô da có thể gây ra vết nứt sâu hay vết nứt có thể mở ra và chảy máu, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập. Những biến chứng có nhiều khả năng xảy ra khi cơ chế bảo vệ của da bình thường đang bị tổn hại nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở các mô bên dưới của da có khả năng nhập vào hệ bạch huyết và mạch máu.

Bệnh vảy nến: Tình trạng da do sự tích tụ quá nhanh các tế bào thô, khô, các tế bào da chết tạo thành lớp vảy dày; đôi khi gây khô đỏ da, vảy bạc. Trong trường hợp nặng, da nứt, chảy máu, có mụn nước chứa đầy mủ. Bệnh vẩy nến là một bệnh mạn tính liên tục có xu hướng bùng nổ theo định kỳ, bạn có thể điều trị triệu chứng nhưng bệnh lại tái phát nhiều năm.

Chứng dày sừng nang lông da gà giống như mụn trứng cá thường xuất hiện trên cánh tay, chân hoặc mông, chúng thường không đau hoặc ngứa. Da thô, u lên, sần và nhám; đôi khi viêm đỏ da.

Bệnh vảy cá: phát triển khi các tế bào da tích lũy dày, vảy khô. Các vảy nhỏ, đa giác hình dạng và có màu từ trắng đến nâu. Ichthyosis vulgaris cũng có thể gây bong da đầu và vùng sâu, vết nứt đau đớn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Lời khuyên của thầy thuốc

Điều trị bệnh lý khô da nghiêm trọng trở thành mạn tính cần sự giúp đỡ của bác sĩ da liễu, rất lâu dài, tốn kém và nhiều trường hợp có khả năng phải sống với các vấn đề da khô tái phát trong thời gian dài. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng da khô thì cần thực hiện các giải pháp chăm sóc da theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Công thức tự nhiên giúp giảm tình trạng da khô nẻ mùa đông
BS. Xuân Dung - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm