Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mỡ máu cao: Cần phải phòng càng bệnh sớm càng tốt

Mỡ máu cao thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ). Bệnh không chỉ gặp ở người thừa cân, cao tuổi mà thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ rất cao.Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh

Mỡ máu cao thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ). Bệnh không chỉ gặp ở người thừa cân, cao tuổi mà thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ rất cao.Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả, lười vận động, nhất là dân trí thức, văn phòng.Ngoài ra, quá trình học tập căng thẳng, làm việc áp lực cao không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây căng thẳng, dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, mỡ tích tụ nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu.

Với người gầy, suy dinh dưỡng, do cơ thể thiếu một số chất cần thiết để thanh lọc bớt mỡ, cộng với lượng đường trong máu thấp khiến cơ thể tự điều chỉnh tăng hấp thu mỡ để phân giải thành năng lượng. Nếu lười vận động, mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ gây ra mỡ máu.

Những hậu quả khó lường

Mỡ máu cao thường không có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện qua tầm kiểm soát, khám sức khỏe định kỳ. Do đó, ít ai biết được rằng mỡ máu cao có thể gây những hậu quả nghiêm trọng. Việc tích tụ mỡ trong máu sẽ gây hẹp động mạch, máu đi qua khó khăn hơn, làm giảm lượng máu tới mô cơ thể, bao gồm cả tim, dễ dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, làm tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, thậm chí còn gây ra các bệnh về tim mạch, sỏi túi mật, đái tháo đường…

Dây thìa canh – Sơn tra – Ngưu tất ba thảo dược vàng cho người mỡ máu cao

Làm thế nào để tầm soát mỡ máu cao?

Để phòng bệnh cần có một chế độ ăn thích hợp, giảm mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, uống sữa đậu nành, hạn chế rượu bia, uống nhiều nước và đặc biệt là tập thể dục hàng ngày.

Một số thuốc tây y trên thị trường hiện nay có tác dụng giảm mỡ nhanh, nhưng lại gây ra nhiều nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ành hưởng chức năng gan, thận. Đặc biệt ở những người cao tuổi, các cơ quan như gan, thận đã giảm chức năng nên tác dụng phụ của thuốc dễ bùng phát hơn.

Việc sử dụng thảo dược kết hợp với chế độ ăn uống khoa học là xu hướng mới trong phòng, điều trị mỡ máu cao đang được nhiều người áp dụng hiệu quả, an toàn. Ba trong số các loại thảo dược điển hình thường được cha ông sử dụng và đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh về tác dụng hạ mỡ máu, ổn định huyết áp, đường huyết là Dây thìa canh, Ngưu tất và Sơn tra. Dây thìa canh có tác dụng ổn định đường huyết, hạ cholesterol máu nhanh, không có tác dụng phụ. Ngưu tất có khả năng hạ cholesterol toàn phần, hạ chelesterol xấu, ổn định huyết áp, điều trị xơ vữa động mạch. Sơn tra có tác dụng hạ lipid trong máu, giảm xơ mỡ động mạch do tác dụng thúc đẩy nhanh việc bài tiết cholesterol ra khỏi máu.

Theo aFamily
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm