Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mặt trái của những chiếc móng xinh

Thật khó lòng cưỡng lại sự quyến rũ của những chiếc móng tay xinh đẹp đủ các màu sắc, đủ các loại hình khác nhau. Tuy nhiên, đa phần chị em lại không biết rằng, tác hại của việc sơn móng tay là không hề nhỏ.

Mặt trái của những chiếc móng xinh

Càng “hot” càng nguy hại

Sơn móng gel: Vài năm gần đây, một kỹ thuật làm móng mới giúp móng sơn được bền màu hơn, dày hơn và sáng bóng hơn so với các loại sơn móng bình thường được các chị em vô cùng ưa chuộng - đó là sơn móng gel. Tuy nhiên, loại sơn này có thể gây ra những tác hại khó lường đến sức khỏe người sử dụng. Nghiên cứu của các chuyên gia đã chứng minh rằng chất formaldehyde trong sơn dạng gel khiến móng tay bị giòn và dễ gãy hơn, các tia UVA trong ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc với móng gel có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và nếu tiếp xúc quá nhiều với formaldehyde, phái đẹp còn có khả năng tăng nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn.

Những thực phẩm tốt cho móng.

Những thực phẩm tốt cho móng.

Sơn móng tay tự nứt: Do tính thời trang, sáng tạo, độc đáo mà loại sơn móng tay tự nứt để tạo thành hoa văn trên móng đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, loại sơn móng tay này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh do có chứa hàm lượng phthalates (một trong những chất gây ung thư) cao giúp hoạt chất phản ứng mạnh và nhanh chóng hơn sơn móng bình thường. Sử dụng sơn tự nứt phải đánh rất nhiều lớp sơn, sức khỏe của móng vì thế bị ảnh hưởng gấp đôi so với việc chỉ dùng loại sơn bình thường.

Làm hỏng móng và lớp biểu bì

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, sở dĩ sơn móng tay có nhiều màu sắc đẹp là do chứa rất nhiều thành phần sắc tố, bao gồm một loạt các sắc tố khoáng sản, bột màu tổng hợp. Những sắc tố này khi tiếp xúc thời gian dài sẽ làm móng tay nhanh chóng trở nên vàng ố, thâm đen. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng cho biết, hầu hết các loại sơn móng đều chứa hóa chất độc hại như benzen, toluen, acetondibutyl, formaldehyde... gây tổn thương chất sừng bám trên bề mặt móng khiến móng giòn, dễ gãy...Thêm nữa, khi cắt hoặc sửa sang móng tay, nhiều người thường cắt sát chân móng khiến phần thịt ở đầu móng bị lộ. Mất lớp sừng cứng bảo vệ, phần thịt ngón tay sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiều người còn thường giũa móng khi móng còn ướt và không đúng chiều làm móng bị tổn thương, tách lớp và rất dễ bị gãy xước không thể phục hồi được.

Ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân

Gây chóng mặt, buồn nôn:

Nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Oxford cho hay, một số loại sơn móng tay đã được các nhà sản xuất thêm rất nhiều thành phần dung môi hóa học dẫn đến mùi hăng khiến người ngửi phải bị chóng mặt. Những chất hóa học này tác động lên niêm mạc gây đỏ rát, cay mắt. Nó cũng tác động lên hệ thần kinh gây chóng mặt buồn nôn, thậm chí là cảm giác “say”.

Sơn móng dạng gel, sơn móng tự nứt chứa nhiều thành phần độc hại

Sơn móng dạng gel, sơn móng tự nứt chứa nhiều thành phần độc hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Hệ thần kinh bị ảnh hưởng:

Toluene là một thành phần độc hại được tìm thấy trong hầu hết các loại sơn móng tay. Khi toluene bốc hơi trong không khí, người sử dụng dễ hít phải và điều đó gây tác động không tốt tới hệ thần kinh, kích thích mắt, cổ họng và phổi.

Gây hại tới tim, gan, phổi:

Ethyl acetate và butyl acetate là axetic thường được sử dụng làm dung môi đánh bóng móng tay. Các chuyên gia cho biết, việc tiếp xúc với các hóa chất này trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tim, phổi và gan.Còn chất benzen có trong nước tẩy móng và các loại sơn khi vào phổi cũng sẽ được hấp thu rất nhanh, rồi vào gan, tủy sống, tế bào mỡ. Trước hết, nó tác động tới các chất trong tủy xương, cản trở sự tạo máu, sau đó gắn vào các protein, ADN, gây trở ngại cho tăng trưởng, tái tạo, làm đột biến tế bào.

Nguy cơ gây ung thư:

Men sơn móng tay có nhiều màu sắc sặc sỡ và rất bóng bẩy sau khi khô. Điều này được lý giải bởi nó có chứa một lượng lớn thành phần hóa học cho phép thay đổi màu sắc. Ngoài ra, một số chất hóa học còn phải đảm nhận nhiệm vụ kết dính và bám chặt vào bề mặt móng tay vốn là chất sừng trơn và bóng. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng những màu sắc nhân tạo trong men sơn móng có chứa độc tố, thậm chí còn là một số kim loại nặng. Khi sử dụng lâu dài, cơ thể sẽ bị hấp thụ những độc tố đó. Những nghiên cứu mới nhất tại Hoa Kỳ cho thấy rằng sơn móng tay giá rẻ có chứa thành phần của sudan, đây là chất hóa học có độc tố cao. Nếu sử dụng lâu dài, độc tố trong chất sudan sẽ tích tụ dần dần trong cơ thể con người. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gây ung thư cao.

Nguy cơ gây dị tật thai nhi:

Sơn móng tay là chất bay hơi nên những độc tố dễ thâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, khi được hít vào, nó “chạy” rất nhanh vào não, gan, thận, làm tổn thương hệ thần kinh, gây nguy hiểm cho sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Đặc biệt là chất phthalate và toluen nếu hấp thụ vào cơ thể trong thời gian dài có thể gây sẩy thai hoặc làm dị dạng thai nhi.

Giúp móng tay khỏe đẹp tự nhiên

Bổ sung dưỡng chất:

Móng cũng giống như tóc, là một phần của cơ thể được cấu thành bởi protein sừng có tên keratin. Bởi vậy, để móng khỏe đẹp, hãy thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn món cá hồi, cá thu, lê và các loại thực phẩm khác giàu vitamin E và axit béo. Những loại thực phẩm giàu biotin như gan, trứng, gạo nguyên cám, súp lơ, quả bơ... có lợi cho sức khỏe, đồng thời biotin có trong thực phẩm giúp móng tay trở nên khỏe hơn và ít gãy. Nước cũng giúp móng tay không bị khô và hư tổn. Nên uống đủ 2 lít nước/ ngày theo lời khuyên của bác sĩ.

Bảo vệ móng:

Đeo găng tay là một việc làm cần thiết mỗi khi tiếp xúc nhiều với nước và hóa chất tẩy rửa. Nên thoa kem dưỡng ẩm và xoa bóp các ngón tay cẩn thận sau khi rửa tay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: =7 vấn đề móng tay có thể tiết lộ về sức khỏe của bạn

Nguyễn Thái Hòa - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm