Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu bạn có thể dị ứng với dầu oliu hay không?

Oliu là một loại trái cây với một nguồn rất phong phú các chất béo có lợi cho sức khỏe, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

Oliu chứa các nguồn vitamin E, K, D, A rất dồi dào. Oliu đen chứa nhiều sắt, trong khi đó okiu xanh và đen đều là nguồn phong phú của đồng và Ca.

Một số lợi ích khác bao gồm:

  • Duy trì sức khỏe tim mạch
  • Kháng viêm
  • Giảm sự phát triển của các vi khuẩn xấu trong cơ thể
  • Chống lại loãng xương và ung thư

Đa phần oliu không thể ăn trực tiếp được bởi vì nó có vị đắng. Chúng thường được để ở dạng thô hoặc lên men hoặc ép thành dầu oliu. Chất béo của oliu được chiết xuất để tạo thành dầu oliu nguyên chất, được biết đến như một loại dầu tuyệt vời để nấu ăn. Dầu oliu cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho da.

Dị ứng dầu oliu rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Trên thực tế, cơ thể bạn có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào.

Dị ứng thực phẩm đã ngày một tăng lên trong thập kỷ qua và trẻ em khi bị dị ứng thực phẩm có khả năng mắc bệnh hen suyễn, chàm và một số loại dị ứng khác cao.

Dị ứng oliu

Dị ứng oliu có xảy ra nhưng nó rất hiếm. Dị ứng phổ biến nhất liên quan đến oliu là dị ứng phấn hoa theo mùa. Những người sống ở những nơi trồng oliu có thể bị dị ứng đường hô hấp theo mùa với phấn hoa oliu. Mặc dù dị ứng phấn hoa là phản ứng dị ứng phổ biến nhất, vẫn có các báo cáo về các trường hợp viêm dạ tiếp xúc và dị ứng với thực phẩm.

Trái oliu có nhiều khả năng tạo ra phản ứng dị ứng hơn dầu liu vì dầu chứa ít protein hơn. Tuy nhiên, dị ứng với dầu cũng có thể phát triển. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với trái oliu là rất hiếm, và một số phản ứng ở da là không phổ biến nhưng đã được ghi nhận.

Triệu chứng dị ứng dầu oliu

Có rất nhiều triệu chứng có thể được gây ra bởi các phản ứng dị ứng với thức ăn. Đa số các triệu chứng dị ứng xuất hiện trong khoảng 1 giờ sau khi ăn thức ăn.

Bạn có thể xuất hiện các phản ứng về da, những ảnh hưởng cho đường tiêu hóa và các triệu chứng về hô hấp. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất bao gồm:

  • Sưng xoang
  • Tăng áp lực đầu
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Hắt hơi
  • Tắc nghẽn
  • Đau đầu
  • Hen suyễn
  • Ho nhiều, khò khè

Bên cạnh đó, không có gì lạ khi bạn gặp phải các vấn đề về kích ứng da, bao gồm: mẩn đỏ, ngứa, ngứa ran, sưng, phát ban, chàm…

Các triệu chứng về tiêu hóa bao gồm đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ.

Với trường hợp dị ứng dầu oliu khi chăm sóc dưỡng da, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại lựa chọn lành mạnh sau:

  • Dầu argan: có nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu. Đây được xem là một loại kem dưỡng ẩm không nhờn giúp cải thiện độ đàn hồi của da.
  • Dầu hạt hoa hồng: là một loại dầu chống lão hóa có chứa vitamin E, C, D và beta-carotene. Nó nuôi dưỡng, bảo vệ và hydrat hóa làn da.
  • Dầu Marula có thể làm giảm viêm và kích ứng, đồng thời hydrat hóa. Nó có đặc tính kháng khuẩn và rất phù hợp đối với làn da dễ bị mụn trứng cá.

Với trường hợp muốn thay thế dầu nấu ăn, dưới đây là một số lựa chọn cho bạn:

  • Dầu dừa: là một chất béo bão hòa có chứa axit lauric, có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.
  • Dầu hạt lanh: là một nguồn chất xơ hòa tan tuyệt vời và là lựa chọn tốt cho các món salad trộn. Nó không bền với nhiệt nên không nên dùng để nấu hoặc nướng.
  • Dầu bơ: có chứa axit oleic và có nhiều chất chống oxy hóa. Dầu bơ có thể giúp hạ huyết áp. Ở nhiệt độ cao nó tốt cho việc nướng, xào cũng như làm trong nước xốt.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Hiểu lầm thường gặp về axit béo Omega 

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm