Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm sao để ngăn ngừa viêm họng hạt tái phát?

Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài, các lympho phải làm việc quá sức dẫn tới sưng to và hình thành các hạt trong họng. Nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách, bệnh dễ tái phát và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

Giống như viêm họng, viêm họng hạt có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết thay đổi.

Vì sao viêm họng hạt dễ tái phát?

Viêm họng hạt có hai dạng cấp tính và mạn tính. Giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm rất dễ chuyển sang mạn tính. Lúc này viêm họng hạt dễ tái phát nhiều lần do:

- Niêm mạc họng yếu, dễ bị tổn thương.

- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm, thuốc lá, khói bụi, uống nước đá...

- Lạm dụng kháng sinh điều trị gây nhờn thuốc. Sử dụng kháng sinh không đúng cách (kháng sinh chỉ có tác dụng khi nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng với virus, nấm...).

- Chủ quan với các biểu hiện nhẹ, khi điều trị thì bệnh đã trở nặng khiến thời gian hồi phục kéo dài.

- Sức đề kháng yếu: Viêm họng hạt mạn tính kéo dài khiến hệ miễn dịch kém, virus, vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh.

- Thói quen khạc, nhổ khiến các mao mạch bị căng lên, rách vỡ và tổn thương niêm mạc họng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn tấn công.

Cách phòng ngừa viêm họng hạt tái phát

Viêm họng hạt ảnh hưởng nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống của người mắc, việc phòng ngừa bệnh là hoàn toàn cần thiết. Một số cách dưới đây giúp ngăn ngừa viêm họng hạt tái phát:

- Vệ sinh đường hô hấp trên hàng ngày như: Đánh răng sạch sẽ 2 lần/ngày, súc miệng với nước muối thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.

- Điều trị dứt điểm bệnh viêm họng ban đầu không để bệnh trở thành mạn tính.

- Tránh tiếp xúc hoặc sinh hoạt trong môi trường có các yếu tố kích ứng như khí độc hại trong hầm lò, nhà máy, hóa chất, khói thuốc lá, phấn hoa. Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, nơi khói bụi, ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với những người đang có bệnh đường hô hấp để tránh lây lan virus, vi khuẩn từ người sang người.

- Giữ ấm cổ và cơ thể. Tránh ăn kem, uống nước đá lạnh, bia rượu...

- Bổ sung vitamin và khoáng chất, tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Với những người có hệ miễn dịch kém, dễ bị virus hoặc vi khuẩn tấn công, nên tiêm các loại vaccine để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.

- Khi phát hiện dấu hiệu bệnh viêm họng hạt, cần thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và chỉ định phù hợp, tránh tự ý điều trị tại nhà.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tất cả những điều cần biết về viêm họng hạt.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm