Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào trẻ bắt đầu vẫy tay "Chào" và "Tạm biệt"?

Những cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh luôn là vấn đề lo lắng hàng đầu của các ông bố bà mẹ. Ví dụ rõ ràng nhất về "sự chậm trễ" chính là so với con nhà hàng xóm. Vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay được coi là cột mốc phát triển quan trọng để bác sĩ xác nhận tầm nhìn của bé và phát triển kỹ năng vận động.

Tuổi trung bình và các dấu hiệu cho thấy em bé đã sẵn sàng

Hầu hết trẻ bắt đầu vẫy tay vào khoảng 9 tháng tuổi, mặc dù một số trẻ sớm hơn một chút và một số thì muộn hơn. Thực tế có nghiên cứu cho thấy rằng “kỹ năng bắt chước” như vẫy tay, có thể liên quan đến cân nặng của bé khi sinh. Trẻ sơ sinh nhẹ cân chậm thành thạo cách vẫy tay hơn trẻ sinh đủ tháng.

Bất cứ khi nào trẻ bắt đầu vẫy tay, có thể sẽ không được tinh vi trong thời gian đầu. Bé có thể chỉ vỗ cánh tay lên xuống, cuộn các ngón tay lại thành nắm đấm hoặc đơn giản là xoay cổ tay. Tuy nhiên, với một chút thực hành tất cả những chuyển động ngẫu nhiên đó cuối cùng sẽ thành thạo.

Làm thế nào để khuyến khích trẻ?

Nếu trẻ đang phát triển các kỹ năng vận động của mình theo những cách khác, bạn có thể bắt đầu hướng dẫn trẻ cách vẫy tay. Những kỹ năng khác có thể bao gồm: Đưa thức ăn hoặc đồ chơi vào miệng, cầm nắm đồ vật trong thời gian dài, cầm bình sữa...

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ đạt được cột mốc này chỉ bằng cách nhìn người khác vẫy tay và sau đó cố gắng bắt chước. Bạn cũng có thể giúp bé bằng cách nhẹ nhàng vẫy tay khi chào hoặc tạm biệt ai đó. Đảm bảo kết hợp đồng thời vừa vẫy tay với một tín hiệu bằng lời nói, để bé biết rằng các từ “chào” và “tạm biệt” có nghĩa là đã đến lúc bắt đầu vẫy tay.

 

Thể hiện những kỹ năng gì?

Kỹ năng vận động thô là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ lớn của cơ thể, đó là một cột mốc quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn có một số sự phối hợp giữa tay và mắt, mặc dù ít hơn so với vỗ tay và chỉ tay. Cuối cùng là giao tiếp phi ngôn ngữ. Có thể vài tháng nữa bé mới bắt đầu biết nói, vì vậy việc tìm cách giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Các dấu hiệu cho thấy bạn nên nói chuyện với bác sĩ

Một cột mốc phát triển của trẻ bị trì hoãn thường không gây lo ngại. Nhưng nếu trẻ bỏ lỡ nhiều mốc quan trọng, có thể đã đến lúc nói chuyện với bác sĩ.

Một em bé 8 tháng tuổi không vẫy tay và không thể lăn từ bên này sang bên kia, không thể ngồi dậy mà không có người trợ giúp hoặc không thể với lấy đồ vật hoặc một đứa trẻ có trương lực cơ thấp hoặc tăng trương lực cơ có thể bị rối loạn vận động hoặc thần kinh.

Tương tự, nếu trẻ chưa thể vẫy tay và cũng có dấu hiệu chậm giao tiếp xã hội, bé có thể bị rối loạn phát triển. Loại chậm trễ này có thể biểu hiện như: Trẻ không mỉm cười, không tìm kiếm sự chú ý, không bập bẹ nói.

Nếu việc trẻ không vẫy tay chào phản ánh phần nào về sự chậm trễ, lo lắng thì tốt hơn hết là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Điều quan trọng là tham gia tất cả các buổi khám sức khỏe được khuyến nghị, để bác sĩ nhi khoa có thể theo dõi sự phát triển của trẻ.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Khi trẻ bắt đầu vẫy tay, đó là dấu hiệu cho thấy chúng sắp đạt được những bước phát triển vượt bậc về kỹ năng vận động thô và cả sự phát triển xã hội. Tất cả trẻ đều đạt được các mốc thời gian riêng của chúng, nhưng bạn có thể yên tâm trẻ có thể sẽ bắt đầu làm những việc sau đây trong vài tháng tới:

  • Vịn lên để đứng
  • Tự thay đổi tư thế (từ nằm sang ngồi dậy, ngồi sang bò, ...)
  • Tự cho thức ăn vào miệng
  • Nói "Mama" hoặc "Dada"
  • Có dấu hiệu lo lắng khi phải xa bố mẹ
  • Ngủ xuyên đêm

Điểm mấu chốt

Vẫy tay thường là một dấu hiệu ban đầu cho thấy em bé của bạn đang tiến gần hơn để giao tiếp và có kỹ năng vận động thô sơ. Tất cả các bé đều phát triển theo tốc độ của riêng mình, nhưng nhiều em bé bắt đầu vẫy tay chào "xin chào" hoặc "tạm biệt" khi được 7 hoặc 8 tháng. Nếu con bạn chưa vẫy tay nhưng đã đạt được các mốc quan trọng khác, hãy cho trẻ thời gian và tiếp tục luyện tập bé sẽ đạt được điều đó.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tỷ lệ cận thị trẻ em tăng trong đại dịch COVID-19

Ths. Bs. Thanh Hằng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm