Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào dùng thuốc kháng virut trong điều trị cúm?

Thời tiết lạnh ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virut cúm mùa phát triển, lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.

Cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, suy gan, hôn mê và tử vong… Để ứng phó với cúm, nhiều người đã tự tìm đến với các thuốc kháng virut. Vậy điều này có nên không và việc dùng thuốc như thế nào cho đúng?

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các chủng loại virut như cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C; có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết do ho khạc, hắt hơi hoặc dính trên các vật dụng. Virut cúm có thể tồn tại hàng giờ bên ngoài môi trường, đặc biệt là trong thời tiết lạnh và độ ẩm cao, do vậy, mức độ lây lan càng tăng. Bệnh có thể diễn biến ở các mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ tại các địa phương; diễn biến với các biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, sổ mũi, ho.

Thông thường, người bệnh có thể hồi phục sau từ 2 - 7 ngày nhưng đối với người lớn tuổi, trẻ em, người mắc bệnh về thận, thiếu máu, tim phổi hay suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ gây biến chứng nguy hiểm…

Biến chứng đầu tiên hay gặp do cúm là viêm phổi (thường gặp ở những người trung niên có bệnh tim trước đó. Đây là một biến chứng với các biểu hiện suy hô hấp và tổn thương nặng nề ở phổi, tỉ lệ tử vong cao), viêm xoang, viêm tai giữa do nhiễm khuẩn thứ phát (nhất là với trẻ em). Ngoài ra, cúm còn gây biến chứng về thần kinh (như viêm não, viêm màng não, viêm tủy cắt ngang và hội chứng Guillain - Barré), tim (gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, làm nặng thêm suy tim ở bệnh nhân đã bị suy tim trước đó)…

Khi nào dùng thuốc kháng virut trong điều trị cúm?

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ.

Thuốc điều trị triệu chứng

Để hạ sốt, giảm đau, chỉ dùng paracetamol khi người bệnh sốt trên 38,50C, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm với bệnh nhân, nhất là với người dưới 18 tuổi. Người bệnh cần nghỉ ngơi, cách ly, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước, ăn hoa quả, bổ sung các vitamin) và cân bằng nước điện giải (uống dung dịch oserol). Hầu hết những người bị cúm là nhẹ, chỉ cần dùng các thuốc trị triệu chứng… sẽ khỏi.

Khi nào dùng thuốc trị đặc hiệu?

Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virut được dùng trong các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng, cúm nặng hoặc người bệnh có yếu tố nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do cúm như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người có các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, béo phì... Những trường hợp này cần phải được chăm sóc y tế (nhập viện điều trị) và dùng thuốc kháng virut.

Việc dùng thuốc kháng virut cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng, người bệnh không tự ý mua dùng để trị cúm hay phòng cúm.

Thuốc chống virut gồm các thuốc như oseltamivir phosphate, zanamivir - đây là hai loại thuốc kháng virut cúm thường được sử dụng để chống lại dịch cúm lưu hành gần đây.

Đối với những trường hợp phải dùng thuốc kháng virut do bác sĩ chỉ định, thì việc dùng các thuốc này càng sớm càng tốt. Việc dùng thuốc kháng virut sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian sốt và các triệu chứng của bệnh, đồng thời làm giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của cúm. Vì vậy, việc đánh giá y tế nhanh tình trạng cúm để xem người bệnh có cần phải dùng thuốc kháng virut cúm hay không là rất quan trọng, nhất là những người nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ cao bị cúm nặng hoặc biến chứng do cúm. Khi có dấu hiệu cúm, đầu tiên cần phải đi khám để được đánh giá đúng tình trạng bệnh và dùng thuốc thích hợp.

Khi dùng thuốc kháng virut để trị cúm, người bệnh cần chú ý tới một số bất lợi có thể xảy ra khi dùng thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ... Ngừng thuốc và cần sự trợ giúp khẩn cấp của y tế nếu có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, phát ban da đỏ và phồng rộp hoặc bong tróc...

Và khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng, chống cúm

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; Tiêm vắc-xin cúm mùa phòng bệnh; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời… Đặc biệt, không tự ý sử dụng các thuốc kháng virut (như tamiflu) mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bộ Y tế khẳng định Tamiflu là thuốc chữa cúm phải kê đơn

DS. Hoàng Thu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm