Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm ra đột biến gen, tăng cơ hội điều trị thành công dị dạng mạch máu

BV. Nhi Đồng 1 đã phẫu thuật xử trí các dị dạng mạch máu xâm lấn bàng quang cho bé gái 7 tuổi N.T.V (Gò Vấp, TP.HCM). Trước đó, mỗi tháng gia đình phải đưa bé đến BV. Đại học Y dược TP.HCM để chích xơ 1 - 2 lần. Mặc khác, để ngăn ngừa mạch máu phát triển bất thường, bé V. phải mang vớ y học hằng ngày.

Từ các khối u máu

Khi vừa sinh ra, bé V. cũng khỏe mạnh bình thường; nhưng có những mảng da nâu bất thường. Đến khoảng 3 tuổi, cơ thể V. bắt đầu nổi vài nốt đỏ, nhiều nhất ở nửa thân dưới, sau đó các nốt này vỡ ra chảy máu và dịch. Sau đó, bé V. đi tiểu ra máu, đau khi đi tiểu. Tại BV. Nhi Đồng 1, các bác sĩ ghi nhận nhiều máu cục xuất hiện trong bàng quang của bé, do dị dạng tĩnh mạch thành bàng quang và vùng sàn chậu. Do đó, các bác sĩ buộc phải mổ khẩn cấp để chấm dứt tình trạng xuất huyết ồ ạt. Bé V. mắc phải một trong những bệnh rất hiếm trên thế giới, gọi là hội chứng Klippel Trenaunay (rối loạn hệ mạch máu bẩm sinh, chưa rõ nguyên nhân).

Trước đó, tại Hội nghị khoa học kỹ thuật về các bệnh dị dạng mạch máu do Hội Tĩnh mạch học TP.HCM tổ chức, ThS.BS. Nguyễn Hoài Thu, Phó chủ tịch Hội Tĩnh mạch, chuyên gia u máu - BV. Đại học Y Dược TP.HCM cũng đã công bố về một ca bệnh nhi u bạch huyết hiếm gặp được điều trị thành công. Đó là bé M. K. (9 tuổi, Khánh Hòa).

BS. Thu cho biết: “K. bị bướu bạch huyết vùng sàn miệng và lưỡi bẩm sinh, gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp, chất lượng sống và tâm lý. Nhiều năm, bé phải đeo khẩu trang vì lưỡi bành trướng, vượt qua khỏi khuôn miệng. Vì tình trạng như thế nên lưỡi lúc nào cũng khô, dễ nhiễm trùng”.

Các bác sĩ đã quyết định điều trị cho K. bằng phương pháp chích xơ làm khối bướu xơ hóa dần. Liệu trình kéo dài khoảng 1 năm, và tới nay lưỡi của K. đã thu nhỏ lại, rụt vào trong miệng. Theo bác sĩ Hoài Thu, u bạch huyết là dị tật của hệ thống bạch huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi vị trí của cơ thể, hiếm gặp ở trẻ em, chiếm 4% trong các bệnh lý liên quan đến dị dạng mạch máu. 90% xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi (hay gặp ở vùng đầu, cổ).

Đến dị dạng mạch máu

Trong các dị dạng mạch máu, dị dạng tĩnh mạch chiếm tỉ lệ cao nhất, là loại dị dạng phức tạp do khiếm khuyết trong quá trình hình thành tĩnh mạch, ít được hiểu biết nhất và khó điều trị nhất. Những dị dạng tĩnh mạch nhỏ đơn thuần và tập trung được điều trị khỏi hẳn bằng chích xơ hay cắt bỏ hoàn toàn. Nhưng trên lâm sàng, đa số các trường hợp là dị dạng tĩnh mạch lớn và lan tỏa trên nhiều bộ phận trong cơ thể, chiếm toàn bộ nửa mặt, nửa thân mình, xâm lấn các cơ quan xung quanh làm ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng hô hấp, tuần hoàn và hạn chế vận động của khớp hay chi và điều trị ít hiệu quả.

BS. Thu nhận xét: “Đa phần các dị dạng tĩnh mạch lan tỏa trên diện rộng và ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan. Biến chứng xuất huyết, huyết khối và rối loạn đông máu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh mạng của bệnh nhân. Dị dạng tĩnh mạch là loại dị dạng mạch máu bẩm sinh phức tạp, phát triển và tồn tại suốt đời, ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh. Dị dạng tĩnh mạch làm giới hạn cử động, ảnh hưởng thẩm mỹ, gây đau trong nhiều trường hợp, chảy máu, phá hủy mô và làm giảm chức năng trầm trọng. Nhiều trường hợp kèm theo các rối loạn đông máu và các bệnh lý mạch máu nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Dị dạng tĩnh mạch phải điều trị lâu dài nhưng hiệu quả điều trị lại thấp nhất trong các loại dị dạng mạch máu”.

Theo chuyên môn, dựa trên lâm sàng, các phương tiện hình ảnh học, sinh lý bệnh học, người ta đã phân loại bất thường mạch máu thành các khối u mạch máu và các dị dạng mạch máu. Dị dạng tĩnh mạch là loại dị dạng có dòng chảy thấp gồm hai loại chính là bất thường tĩnh mạch (chiếm 95%), còn lại là dị dạng mang tính chất u 5%. Dị dạng tĩnh mạch thường nằm trong các hội chứng bất thường mạch máu như hội chứng Klippel Trenauney, hội chứng Blue Nebber Bleb Nevus, hội chứng Macffuci.

Dị dạng tĩnh mạch và đột biến gen

Các nước phát triển đã báo cáo kết quả bước đầu phân lập gen gây bệnh trên chuột và người và thử nghiệm lâm sàng đối với một số loại bất thường mạch máu bằng các loại thuốc chống tạo mạch. BS. Thu khẳng định, xác định thể loại gen đột biến của dị dạng tĩnh mạch có thể giúp đáp ứng đối với điều trị nội khoa kết hợp với mổ cắt bỏ và can thiệp nội mạch, cải thiện tiên lượng điều trị.

Nhiều nghiên cứu di truyền cho biết đột biến gen TEK (còn gọi là TIE 2) là nguyên nhân gây dị dạng tĩnh mạch. Gen TEK được coi là gen cung cấp hướng dẫn tạo ra một protein gọi là thụ thể Tyrosine Kinase TEK. Thụ thể protein này gây ra các tín hiệu hóa học cần thiết cho sự hình thành các mạch máu (angiogenesis) và duy trì các cấu trúc của chúng. Quá trình truyền tín hiệu tạo điều kiện giao tiếp giữa hai loại tế bào trong thành mạch là tế bào nội mô và tế bào cơ trơn. Truyền thông giữa hai loại tế bào này cần thiết để hình thành mạch, đảm bảo cấu trúc và sự toàn vẹn của mạch máu.

Dị dạng tĩnh mạch phải điều trị lâu dài nhưng hiệu quả điều trị lại thấp nhất trong các loại dị dạng mạch máu

Đột biến TEK gây dị dạng tĩnh mạch. Một thụ thể TEK luôn hoạt động quá mức sẽ làm gián đoạn thông tin liên lạc giữa các tế bào nội mô và tế bào cơ trơn. Tuy hiện nay chưa rõ làm thế nào sự thiếu thông tin này lại gây ra dị dạng tĩnh mạch, các nhà khoa học chỉ biết rằng bất thường phát triển mạch máu là do thiếu hụt tế bào cơ trơn, các tế bào nội mô vẫn được duy trì. Sự thiếu tế bào cơ trơn gây nên dị dạng mạch máu biểu hiện bằng các tổn thương giãn tĩnh mạch, mao mạch trên bề mặt da và trong niêm mạc.

Ở Việt Nam lần đầu tiên, các bác sĩ ở Đại học Y Dược TP.HCM kết hợp với BV. Nhi Đồng 1 đã thực hiện nghiên cứu về gen đột biến gây dị dạng tĩnh mạch. BS. Nguyễn Hoài Thu cùng đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm gen trên 30 bệnh nhân ngẫu nhiên có dị dạng tĩnh mạch được chứng minh chẩn đoán xác định bằng kết quả lâm sàng, hình ảnh học và giải phẫu bệnh lý. Tổng số 30 bệnh nhân, từ 4 - 62 tuổi, gồm 9 nam và 21 nữ. Vị trí của dị dạng tĩnh mạch: 5 trên thân mình (16,7%), 7 ở tứ chi (23,3%), 10 ca vùng đầu mặt cổ gồm mặt, niêm mạc má và môi, lưỡi và sàn miệng (33,3%), 8 ca dị dạng mạch máu lan tỏa nhiều cơ quan (26,7%)

Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, thực hiện các phương tiện hình ảnh học để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ xâm lấn các cơ quan lân cận, mức độ lan tỏa của dị dạng, tìm các dị dạng mạch máu khác đi kèm, tìm các vị trí khác trên cơ thể có dị dạng mạch máu. Bệnh nhân được mổ sinh thiết lấy bệnh phẩm trực tiếp từ dị dạng tĩnh mạch làm giải phẫu bệnh lý, lấy bệnh phẩm và 2ml máu không đông để thử nghiệm gen. Nhóm theo dõi kết quả thử nghiệm gen, nếu có đột biến gen. sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc phối hợp sau cắt bỏ diện rộng phối hợp với gây tắc bằng chích xơ nội mạch. Bước đầu họ đã xác định được loại gen đột biến gây dị dạng tĩnh mạch có ý nghĩa trong việc dùng thêm thuốc chống tạo mạch trong điều trị, với 11/30 ca phát hiện đột biến TEK.

Đột biến gen TEK là nguyên nhân gây dị dạng tĩnh mạch

Phương Khánh - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

Xem thêm