Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu máu có liên quan tới suy giảm thính lực?

Nghiên cứu gần đây đăng trên tờ JAMA Otolaryngology - Head & Neck Surgery đã chỉ ra mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu sắt và suy giảm thính lực.

Ví dụ, suy giảm thính lực thần kinh giác quan đột ngột (SNHL), trong đó thính lực bị giảm nghiêm trọng trong 72 giờ gần đây được chỉ ra là có liên quan tới thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt là một tình trạng phổ biến gây ra bởi sự thiếu sắt trong cơ thể, dẫn tới giảm số lượng tế bào hồng cầu. Vì tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể, thiếu máu do thiếu sắt làm giảm lượng oxy được chuyển tới các mô.

 

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới, trong đó ước tính có khoảng 5 triệu người Mỹ.

Ước tính có khoảng 15% người lớn ở Mỹ bị suy giảm thính lực ở mức độ nào đó.

Có tới 2/3 những người trên 65 tuổi và 80% những người trên 85 tuổi bị giảm thính lực. Ở quần thể cư dân Mỹ, suy giảm thính lực có liên quan tới sức khỏe kém, huyết áp cao, hút thuốc, tiểu đường.

Vì suy giảm thính lực có thể ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sống của người bệnh và vì những nguyên nhân gây nên tình trạng này chưa được làm rõ đầy đủ, nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ mới vẫn đang tiếp tục được thực hiện.

Vì suy giảm thính lực ảnh hưởng tới khoảng 15% người Mỹ và vì thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng nói chung dễ điều trị, bất kỳ mối liên quan nào giữa 2 tình trạng này đều quan trọng.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ bệnh án điện tử ẩn danh từ Trung tâm Y tế Milton S. Hershey bang Penn ở Hershey. Tổng cộng, dữ liệu từ 305.339 người trưởng thành ở độ tuổi từ 21-90 được điều tra với 43% trong số họ là nam giới và độ tuổi trung bình là 50. Bằng cách quan sát hàm lượng ferritin và hemoglobin, thiếu máu do thiếu sắt được chẩn đoán hồi cứu.

Nhóm nghiên cứu cũng đã thu thập thông tin liên quan đến thính giác của bệnh nhân. Họ đã quan sát riêng biệt suy giảm thính lực dẫn truyền do các rối loạn với xương ốc tai – tổn thương ốc tai hoặc con đường thần kinh từ ốc tai tới não, điếc và suy giảm thính lực không xác định.

Khi dữ liệu được phân tích, nhóm nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan: SNHL và suy giảm thính lực kết hợp (SNHL và suy giảm dẫn lực dẫn truyền ở cùng một người) có liên quan đáng kể với thiếu máu do thiếu sắt.

Các tác giả kết luận: “Có mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu sắt ở người trưởng thành và suy giảm thính lực. Bước tiếp theo là tìm hiểu rõ hơn về mối tương quan này và xem việc chẩn đoán và điều trị thiếu máu do thiếu sắt có ảnh hưởng tích cực tới tình trạng sức khỏe chung của người bị suy giảm thính lực hay không.

Thiếu máu có ảnh hưởng tới thính lực như thế nào?

Mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu sắt với suy giảm thính lực vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng vẫn có một số nguyên nhân tiềm ẩn. Ví dụ, cung cấp máu tới ốc tai qua động mạch mê nhĩ rất nhạy cảm với tổn thương do thiếu máu cục bộ (tổn thương gây ra bởi giảm lưu thông máu).

Ngoài ra, các cá nhân bị bệnh mạch máu cũng dễ nhạy cảm hơn với SNHL. Do vậy, cung cấp máu rõ ràng là một yếu tố quan trọng trọng suy giảm thính lực.

Cơ chế tiềm ẩn khác có liên quan tới myelin, một chất sáp bao phủ dây thần kinh và quan trọng đối với sự dẫn truyền hiệu quả các tín hiệu dọc theo sợi thần kinh. Nếu myelin bao phủ thần kinh thính giác bị tổn thương, thính lực có thể bị suy giảm.

Tiếp theo các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu xem bổ sung sắt so tác dụng tích cực lên suy giảm thính lực. Nếu nó có thể cải thiện thính giác bị tổn thương hoặc làm giảm suy giảm thính lực, đây có thể là cách hiệu quả chi phí để giảm thiểu tình trạng phổ biến này.

BS Thu Vân - Theo Sức khỏe & Đời sống/ Univadis/ Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm