Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn sơ cứu cho trẻ

Các vấn đề dưới đây tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được điều trị như sau:

Việc học sơ cứu sẽ giúp ông bà, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tự tin trong việc cứu sống đứa trẻ một cách đúng đắn và đỡ gây ra những tổn thương tinh thần cho họ sau này nếu như đứa trẻ có vấn đề gì. Nhiều hội nhóm y tế có những khóa học về cấp cứu sơ bộ cho những người bình thường và đưa ra lời khuyên chuyên môn về những việc cần làm trong tình huống khẩn cấp.

Học cách sơ cứu sơ bộ ban đầu vô cùng quan trọng để giúp mọi người tự tin hơn trong những tình huống cấp cứu. Tất cả chúng ta đều không muốn rơi vào tình huống có thể bị nghẹn hay bỏng, nhưng chỉ cần học các kỹ năng sơ cứu đơn giản có thể giúp cha mẹ tự tin giúp đỡ em bé của mình.

Dành một chút thời gian để học có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Không chỉ cha mẹ, chuyên gia khuyến khích mọi người học cách sơ cứu cho bé cho cuộc sống hàng ngày, sau đó mọi người sẽ tự tin khi giúp đỡ người khác lúc cần thiết.

Sơ cứu cho trẻ trong các tình huống khác nhau:

Trong nhiều trường hợp, cách tiếp cận được thực hiện để sơ cứu là giống nhau cho người lớn và trẻ em. Ví dụ, nếu một đứa trẻ bị chảy máu nhiều từ vết thương sâu thì việc sơ cứu tương tự như ở người lớn –  ép chặt vết thương, gọi cấp cứu và giữ áp lực cho đến khi có sự giúp đỡ.

Nhưng có những trường hợp chúng ta cần thay đổi một chút và đa phần là do kích thước của trẻ. Các vấn đề dưới đây tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được điều trị như sau:

Nghẹn (hóc):

Khi trẻ hóc một miếng thức ăn hoặc đồ vật nào đó trong cổ họng khiến trẻ không thể thở, ho hoặc tạo ra bất kỳ tiếng động bình thường nào.

Phải làm gì?

Vỗ lưng 5 lần:

  • Đặt trẻ ở tư thế đầu thấp trên một một bên tay hoặc một bên đùi của bạn.
  • Lấy ngón tay mở miệng của em bé mở ra và lấy bàn tay vỗ vào vùng giữa lưng của trẻ 5 lần vào chỗ giữa hai bả vai. Kiểm tra giữa mỗi lần vỗ xem trẻ đã hết tắc nghẹn chưa. Nếu không có hiệu quả thì kết hợp ép ngực.

5 lần ép ngực

  • Nếu tình trạng tắc nghẽn vẫn còn, lật ngửa trẻ lại, ấn ngực 5 cái bằng hai ngón tay ở dưới xương ức. Động tác này giúp đẩy không khí ra khỏi phổi và có thể đánh bật sự tắc nghẽn.

Làm gì sau đó

Trong tình huống này, bạn sẽ cảm thấy hoảng loạn và sợ hãi. Nhờ ai đó gọi xe cứu thương trong khi bạn đang sơ cứu cho trẻ, nếu ở một mình, hãy để điện thoại loa ngoài và gọi cấp cứu.

Co giật do sốt:

Tình trạng này xảy ra khi trẻ sốt quá cao mà không được hạ sốt đúng cách và thường do nhiễm trùng cộng với tình trạng mặc quá nhiều quần áo cho trẻ. Tình trạng này phổ biến hơn bạn tưởng, khoảng 1/20 số ca xảy ra và cơ bản là do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện để tự kiểm soát hoàn toàn nhiệt độ của chính mình. Các triệu chứng bao gồm: nắm tay chặt, cong lưng, run rẩy, đảo mắt và mặt đỏ bừng.

Phải làm gì?

Bảo vệ trẻ khỏi chấn thương:

  • Đừng giữ chặt trẻ
  • Loại bỏ bất kỳ đồ vật nào có thể khiển trẻ bị thương và sử dụng quần áo hoặc đệm để bảo vệ đầu của trẻ.

Hạ sốt:

  • Cởi bỏ bớt và nới lỏng quần áo trên người trẻ
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng bằng cách tắt máy sưởi và mở cửa sổ
  • Khi cơn co giật kết thúc, hãy để trẻ nằm nghiêng,đầu hơi ngả ra sau.

Làm gì sau đó

Nếu đó là lần đầu tiên của trẻ, hãy đưa con đến bệnh viện để nhận được tư vấn của bác sĩ, tình trạng này sẽ làm ông bà cha mẹ trẻ hoảng sợ nhưng đa số sẽ không để lại biến chứng xấu sau này cho trẻ.

Bỏng

Rất nhiều thứ xung quanh có thể làm trẻ bỏng như nước nóng, máy uốn tóc… Da trẻ rất nhạy cảm nên dễ bị bỏng hơn người lớn.

Phải làm gì?

Làm mát vết bỏng:

  • Làm nguội vết bỏng dưới vòi nước mát trong tối thiểu mười phút.
  • Đây là phần quan trọng nhất nhưng cũng có khả năng là khó nhất, vì giữ một đứa trẻ đứng yên trong mười phút không phải là một điều dễ dàng.
  • Nếu bạn không ở gần nguồn nước, hãy sử dụng bất kỳ chất lỏng mát nào - chẳng hạn như nước trái cây, bia hoặc sữa để thay thể cho đến khi bạn tìm được nước mát.

Sau khi làm mát, che vết bỏng bằng màng bọc thực phẩm

Che vết bỏng bằng màng bọc vì chúng không dính vào, giúp ngăn chặn nhiễm trùng và giữ cho vùng tổn thương sạch sẽ. Nếu không có màng bọc thực phẩm thì một túi nilon sạch có thể được thay thế.

Làm gì sau đó:

Đưa trẻ tới bệnh viện.

Nuốt phải các chất có hại

Nguyên nhân từ thuốc tẩy, thuốc hoặc các sản phẩm gia dụng khác. Các mặt hàng nguy hiểm thường có nhãn : Tránh xa tầm tay trẻ em”

Phải làm gì

Nếu trẻ đã nuốt một cái gì đó, cần xác định:

  • Trẻ đã nuốt cái gì?
  • Trẻ nuốt khi nào?
  • Trẻ nuốt như thế nào?

Bác sĩ sẽ muốn biết những thông tin trên.

Gọi cấp cứu:

Không cho trẻ uống nước hay bất cứ thứ gì vì có thể tăng tốc độ hấp thu chất này vào cơ thể trẻ.

Không tự ý gây nôn, vì tùy thuộc vào chất trẻ nuốt có thể gây tổn thương thực quản khi nôn ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu bé bị ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Xem thêm