Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự khác nhau giữa hen suyễn và COPD

Tại sao hen suyễn và COPD lại hay bị nhầm lẫn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về 2 bệnh này.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh hô hấp tiến triển như khí phế thũng và viêm phế quản mạn. COPD được đặc trưng bởi sự hẹp dần đường thở theo thời gian, cũng như sự viêm của lớp niêm mạc đường thở.

Hen suyễn thường được coi là một bệnh đường hô hấp tách rời, nhưng đôi khi nó bị nhầm lẫn với COPD. Hai bệnh này có các triệu chứng giống nhau như ho mạn tính, khò khè, khó thở.

Theo Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, có khoảng 24 triệu người Mỹ mắc COPD. Một nửa trong số họ không biết rằng mình mắc bệnh. Chú ý đến những triệu chứng của bệnh, đặc biệt ở những người đang hút thuốc hay đã từng hút thuốc có thể giúp chẩn đoán sớm COPD, tăng khả năng bảo tồn chức năng phổi của người bệnh.

Khoảng 40% những người mắc COPD cũng bị hen suyễn. Hen cũng được coi là một yếu tố nguy cơ gây phát triển bệnh COPD. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên theo tuổi của bạn.

Hen suyễn và COPD khác nhau như thế nào?

Hen và COPD dường như khá giống nhau, nhưng hãy chú ý sâu hơn đến những vấn đề dưới đây, bạn sẽ tìm ra được sự khác nhau giữa hai vấn đề này.

Tuổi

Sự tắc nghẽn đường thở xảy ra ở cả 2 bệnh nhưng độ tuổi mắc bệnh thì khác nhau. Theo Neil Schachter, giám đốc Trung tâm Hô hấp của bệnh viện Sinai, New York, những đối tượng được chẩn đoán hen suyễn thường là trẻ em.

 

Mặt khác, theo Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, những triệu chứng của COPD cũng thường được chỉ ra ở những người trên 40 tuổi và hút thuốc lá.

 

Những yếu tố khởi phát khác

Những yếu tố gây khởi phát COPD và hen suyễn cũng khác nhau. Hen suyễn thường nặng lên khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh và tập luyện, trong khi COPD có thể trầm trọng hơn do nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi và cúm. COPD có thể nặng lên khi tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường.

 

Triệu chứng

Mặc dù có những khác biệt nhưng COPD và hen suyễn dường như có những triệu chứng bên ngoài tương tự, đặc biệt là triệu chứng khó thở được mô tả ở cả 2 bệnh. Sự tăng nhạy cảm của đường thở cũng là đặc điểm thường gặp ở cả 2 bệnh.

Bệnh kèm theo

Bệnh kèm theo là những bệnh mà bạn đang mắc bên cạnh những bệnh chính. Bệnh kèm theo của hen suyễn và COPD cũng tương tự nhau, bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Mất ngủ
  • Viêm xoang
  • Đau nửa đầu
  • Trầm cảm
  • Viêm loét dạ dày
  • Ung thư

Một nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng hơn 20% bệnh nhân COPD có từ 3 bệnh kèm theo trở lên.

Đáp ứng với điều trị

Cả COPD và hen suyễn đều đáp ứng tốt với điều trị như bỏ thuốc lá, thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, chức năng phổi chỉ hồi phục đầy đủ ở bệnh nhân hen suyễn. Chẩn đoán bệnh hen suyễn đi kèm với COPD có nghĩa là sự suy giảm nhanh chóng của chức năng phổi giống như COPD tiến triển.

Tiên lượng

Không có phương pháp nào điều trị khỏi cả 2 bệnh, nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy thoải mái với những điều trị phù hợp. Kiểm soát hen suyễn tốt bằng thuốc và tránh các tác nhân gây kích thích có thể ngăn chặn sự bùng phát của bệnh và bạn vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường. Tổn thương do COPD không thể phục hồi nhưng điều trị có thể giúp bạn hoạt động tốt hơn và làm chậm tiến triển của bệnh.

Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm