Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Gừng có thể làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp

Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng với nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy với những trường hợp đang dùng thuốc tim mạch và thuốc trị tăng huyết áp có dùng được loại thảo dược này?

1. Tác dụng của gừng với tim mạch và bệnh cao huyết áp là gì?

Với bệnh tim mạch

Sử dụng gừng có tác dụng làm giảm hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ đau tim, hạ cholesterol, tăng cường lưu thông máu. Trong y học cổ truyền, gừng tươi có thể được kết hợp với một số vị thuốc khác nấu thành món ăn hoặc nước uống hỗ trợ trị bệnh mạch vành.

Với bệnh cao huyết áp

Theo TTƯT. Trần Văn Bản, Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, những trường hợp cao huyết áp có chân lạnh, dương khí kém thì có thể dùng gừng để trị bệnh.

Những trường hợp chân không lạnh, tiêu hóa bình thường thì không nên dùng.

2. Trà gừng làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp thế nào?

Với những người mắc bệnh tim mạch hay cao huyết áp, việc sử dụng thuốc điều trị thường xuyên theo đơn của bác sĩ là điều bắt buộc để duy trì mức huyết áp ổn định, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên, gừng có thể ảnh hưởng đến những loại thuốc này, cụ thể:

Với thuốc chống đông máu

Cảnh báo của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ cho biết, thuốc chống đông thường được khuyên dùng cho một số người cao huyết áp do có tác dụng giúp giảm khả năng đông máu. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Gừng cũng có thể làm giảm đông máu và có thể tương tác với thuốc chống đông máu như warfarin, làm tăng tác dụng của thuốc và có thể gây chảy máu hoặc bầm tím dưới da.

Cảnh giác trà gừng làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp - Ảnh 2.

Trà gừng có tác dụng giảm đông máu không nên dùng với thuốc làm loãng máu.

Với thuốc chẹn kênh canxi

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, thuốc chẹn kênh canxi điều trị huyết áp cao bằng cách ức chế canxi đi vào tim và mạch máu. Thuốc làm giãn các mạch máu và giúp giảm sức mạnh bơm máu của tim, làm hạ huyết áp. Một số loại thuốc này bao gồm amlodipine, diltiazem và verapamil.

Tuy nhiên, gừng, trà gừng cũng có thể làm giảm huyết áp theo cách tương tự như thuốc chẹn canxi, do đó, dùng chúng cùng nhau có thể khiến huyết áp của bạn giảm xuống mức thấp nguy hiểm hoặc dẫn đến nhịp tim không đều.

Cảnh giác trà gừng làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp - Ảnh 3.

Thuốc chẹn kênh can xi không nên dùng cùng lúc với trà gừng.

Lưu ý:

Người bệnh tim mạch, cao huyết áp nếu muốn dùng gừng hoặc trà gừng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Nếu bác sĩ cho phép, người bệnh nên dùng gừng tươi, sống, vì chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gừng dạng bột. Ngoài ra, chiết xuất gừng lỏng có nhiều đường, là một trong những thực phẩm nên hạn chế khi bị tăng huyết áp.

Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp nên thực hiện các liệu pháp bổ sung khác an toàn hơn cho huyết áp như chế độ ăn ít muối, ít chất béo và carbohydrate tinh chế, tăng cường trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc, sữa ít béo và tập thể dục thường xuyên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trà gừng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ.

Theo sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm