Ðể hôi nách không còn là nỗi phiền toái
Tại sao lại bị hôi nách?
Tuyến mồ hôi được chia làm hai loại, tuyến mồ hôi nhỏ có chức năng phân bố khắp cơ thể, có nhiệm vụ đào thải các chất cặn bã, thải ra 99% nước và 0,5% muối. Còn tuyến mồ hôi lớn nằm ở lớp dưới da, sẽ mở ra ở các lỗ chân lông, tuyến này chỉ phân bố ở nách, âm hộ và lông mày, thải ra chất lỏng khá đặc, có chứa lipid, protein và sắt. Các chất này khi bị vi khuẩn phân hủy sẽ tạo thành một loại axit béo không bão hòa có mùi khó ngửi được gọi là mùi hôi nách.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi vùng nách trong đó có một số nguyên nhân hay gặp ở những người có thói quen ăn uống cay nóng hay nhiều dầu mỡ dễ kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi. Một số người hoạt động nhiều (khi hoạt động thể thao, lao động) gây tăng tiết mồ hôi kèm theo vệ sinh không đảm bảo cũng dễ viêm nhiễm các vi khuẩn ở bề mặt da và gây nên hôi nách. Một số người khi xuất hiện hôi nách, dùng các chất khử mùi để tạm thời chặn mùi hôi, tuy nhiên, việc lạm dụng các chất khử mùi đôi khi làm diễn biễn bệnh nặng hơn. Ngoài ra, một số trường hợp hôi nách do các bất thường ở tuyến mồ hôi và có yếu tố gia đình.
Hôi nách liên quan nhiều đến tăng tiết tuyến mồ hôi.
Mỗi cơ thể có một mùi đặc trưng, thường không giống nhau. Mùi cơ thể có sự khác biệt khá rõ giữa nam và nữ. Khi bị hôi nách không ảnh hưởng đến vận động của cơ thể nhưng khiến cho người bệnh không thoải mái, có mặc cảm tự ti, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý. Hôi nách không phải là căn bệnh truyền nhiễm, hoàn toàn không thể lây do mặc chung quần áo hoặc tiếp xúc cơ thể trực tiếp với nhau.
Tuy nhiên, rất nhiều người mắc chứng hôi nách thường tự điều trị hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, thường không đạt được kết quả như mong muốn và có thể làm bệnh trầm trọng hơn, không ít người đã bi quan và rơi vào bế tắc… do đó, nhiều người ở tuổi trưởng thành đã sống thu mình, khép kín, mất tự tin trong giao tiếp. Trong khi đó, thực tế tăng tiết mồ hôi vùng nách là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân và các yếu tố liên quan.
Các phương pháp chữa hôi nách
Đối với điều trị bảo tồn, các phương pháp thường được áp dụng là:
Phương pháp dân gian: sử dụng gừng, lá trầu không, phèn chua chà xát vào vùng nách… là tiết kiệm và đơn giản nhất. Tuy nhiên, phương pháp này không mang tính chất điều trị tận gốc nguyên nhân gây mùi mà chỉ có tính chất tạm thời; Một số bạn trẻ thường sử dụng các dạng dung dịch xịt hoặc lăn nách.
Điều trị bằng thuốc: tác dụng vào cơ chế giảm tiết mồ hôi. Một số thuốc khác có tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm, tuy nhiên, loại này có tác dụng phụ không mong muốn. Tiêm botox cũng là biện pháp được đánh giá là có hiệu quả tương đối tốt, tuy nhiên, chỉ duy trì được kết quả trong vòng 6-8 tháng và là phương pháp điều trị rất tốn kém.
Điều trị bằng laser là một phương pháp hiện đại dựa trên cơ chế làm đông vón protein, tuy nhiên, laser chỉ tác dụng tốt với các thành phần ở trung bì, đồng thời giá thành cao và phải thực hiện nhiều lần. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như điều trị nhanh, không cần phẫu thuật, không chảy máu và không để lại sẹo.
Điều trị bằng phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi kinh điển là phương pháp đơn giản với chi phí thấp. Phẫu thuật viên sẽ vẽ sơ đồ tuyến mồ hôi vùng nách, sau đó qua một đường rạch nhỏ sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến mồ hôi với gây tê tại chỗ rồi áp dụng nội soi cắt tuyến mồ hôi giúp cho đường mổ nhỏ hơn với kết quả tương tự. Tuy nhiên, hôi nách và hội chứng tăng tiết mồ hôi vùng nách là hai bệnh lý khác nhau về cơ chế bệnh sinh và phương pháp điều trị. Tính thẩm mỹ của phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi kinh điển về lâu dài tương đương như phẫu thuật nội soi cắt tuyến mồ hôi. Chỉ định phẫu thuật điều trị hôi nách rất chặt chẽ, vì vậy, khuyến cáo bệnh nhân nên được khám và tư vấn trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm tránh bỏ sót tuyến mồ hôi và giảm những biến chứng như tổn thương da hay đọng dịch sau mổ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mồ hôi và mùi cơ thể
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn