Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Duy trì chế độ ăn này từ khi mang thai, mẹ bầu sinh con khỏe mạnh, thông minh

Làm gì, ăn gì để giúp con thông minh và khỏe đẹp ngay từ trong bụng mẹ là mối quan tâm của đa số các mẹ bầu, nhất là những người lần đầu làm mẹ.

Để có những đứa trẻ thông minh, xinh đẹp, điều trước tiên cần phải khỏe mạnh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, việc khám thai định kỳ là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi thai phụ.

Duy trì chế độ ăn này từ khi mang thai, mẹ bầu sinh con khỏe mạnh, thông minh - Ảnh 1.

Theo khuyến cáo, mỗi mẹ bầu nên đi khám thai tối thiểu 8 lần trong suốt thai kỳ của mình. Thông qua quá trình này, mẹ bầu không những biết được sự phát triển của thai nhi mà còn kịp thời phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể đến với thai kỳ cũng như quá trình sinh nở. Trong đó, mẹ bầu cần đặc biệt ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ

- Tuần 11 - 13 của thai kỳ: Khám thai để đo độ mờ da gáy giúp phát hiện nguy cơ bệnh Down.

- Tuần 21 - 24: Khám thai và thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh, phát hiện các bất thường ở một số bộ phận trên cơ thể thai nhi.

- Tuần 30 - 32: Khám thai để phát hiện các dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi, xác định vị trí nhau thai, tình trạng dây rốn, nước ối,... để chuẩn bị cho thời điểm vượt cạn.

Bí quyết của mẹ bầu giúp sinh con thông minh, khỏe đẹp

Giải đáp thắc mắc cho các bà bầu ăn gì để con khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp thực ra khá đơn giản, bởi tất cả đều có trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Thực phẩm tốt cho não bộ trẻ

Dưỡng chất quan trọng nhất giúp thai nhi phát triển não bộ là omega-3. Omega-3 cần thiết và tốt cho não bộ mắt, đồng thời giúp hài hòa những tín hiệu trong hệ thống thần kinh. Để tốt cho não bộ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên ăn thêm các thực phẩm giàu chất sắt vì thiếu hụt chất sắt trong thai kỳ có thể làm suy giảm chức năng não ở bé.

Những dưỡng chất trên thường có trong các thực phẩm dễ tìm như: các loại cá biển, các loại rau, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc, rong biển… những loại thực phẩm này không chỉ tốt cho não bộ mà còn có thể giúp bé tăng cường sức đề kháng và nâng cao chức năng của hệ miễn dịch sau này.

Duy trì chế độ ăn này từ khi mang thai, mẹ bầu sinh con khỏe mạnh, thông minh - Ảnh 3.

Thực phẩm giúp trẻ có làn da đẹp mịn màng

Mẹ bầu có thể tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để có tác dụng phòng chống sắc tố sạm đen của da khi mang thai, giúp bé sau này dễ có làn da mịn màng và trắng. Vitamin C tự nhiên thường có trong thực phẩm như: cà chua, nho, quýt, bí đao, hành, tỏi, táo, lê… Đặc biệt, táo là loại trái cây chứa nhiều vitamin không những làm da trắng mịn mà còn bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu thiếu máu.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vì vitamin có thể bảo vệ tế bào trên da, làm da của bé sau này mịn màng có độ bóng. Vitamin A có nhiều trong những thực phẩm như gan động vật, trứng gà, sữa bò, cà rốt, rau xanh, hoa quả, dầu thực vật…

Thực phẩm giúp trẻ có mái tóc mượt mà

Muốn bé sở hữu mái tóc mượt mà mẹ bầu hoàn toàn có thể biến mong ước thành hiện thực bằng việc bổ sung vitamin B chứa nhiều trong những loại thực phẩm như thịt nạc, cá, gan động vật, sữa, bánh mì, đậu, trứng, cỏ biển, mè, bắp và rau xanh. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp cho tóc của bé yêu đen bóng mà còn mượt và khỏe.

Thực phẩm giúp trẻ cao lớn hơn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, di truyền chỉ tác động đến 23% chiều cao của bé nên mẹ hoàn toàn có thể cải thiện vóc dáng của bé khi ra đời bằng cách bổ sung hợp lý canxi và vitamin D cho cơ thể. Loại vitamin này có thể thúc đẩy tăng trưởng xương, khiến chiều cao tăng lên. Mẹ có thể thấy rõ điều này nhất ở những bé được ăn nhiều chất dinh dưỡng từ các loại tôm khô, lòng đỏ trứng, gan động vật thì bé sẽ lớn rất nhanh.

2 quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho bà bầu cần bỏ sớm

Nhịn ăn khi ốm nghén

Tình trạng bị nôn ói do ốm nghén thường xuyên xảy ra khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Nhiều người cho rằng, khi nhịn ăn, cơ thể không được nạp thức ăn sẽ không bị nôn ói nữa. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, có thể khiến mẹ suy kiệt và thai nhi chậm phát triển.

Để giảm tình trạng ốm nghén, thay vì nhịn ăn, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến thực phẩm.

Ăn cho hai người

Với suy nghĩ "mang thai là ăn cho hai người", các mẹ bầu thường cố gắng ăn nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng "tăng cân không phanh". Đây là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề tim mạch, đột quỵ, vô sinh thứ phát, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.

Ngoài ra, thai nhi to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn. Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai khiến hành trình giảm cân sau sinh gian nan và kéo dài hơn..

Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ chỉ cần nhu cầu năng lượng cơ bản như trước khi mang thai. Sau đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm 200 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 300 kcal/ngày ở tam cá nguyệt thứ ba để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹ bầu thường xuyên tắm nắng giúp giảm nguy cơ sinh non.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm