Để giải quyết dứt điểm chứng ăn không ngon miệng, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra.
Thưởng thức nhiều món ngon là mong muốn của rất nhiều người, tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại có cảm giác ăn không ngon miệng hay chán ăn. Sau đợt nghỉ Tết dài hoặc sau ngày cuối tuần, sau bữa tiệc lớn, nhiều người thân gặp tình trạng chán ăn. Có thể do những ngày trước đó đã ăn quá nhiều loại thực phẩm. Nguyên nhân gây ra ăn không ngon miệng có thể kể đến như:
Uống nhiều rượu, bia
Những người trưởng thành uống quá nhiều rượu bia cũng được xem là một nguyên nhân gây ra ăn không ngon miệng do khi say, người uống không để ý đến ăn uống, ói mửa nên khi tỉnh rượu không muốn ăn thêm bất cứ cái gì. Hơn nữa, khi uống quá nhiều bia rượu, gan không thể thực hiện chức năng thải độc của của nó, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ và dự trữ thức ăn.
Điều kiện thời tiết
Trời quá nóng hoặc oi bức thất thường nhất là vào thời điểm nắng nóng kỷ lục của mùa hè cũng gây ra tình trạng ăn không ngon miệng, chán ăn. Lý do là vì mất nước nên bạn cần tăng cường bổ sung thức ăn dạng lỏng để bù đắp cho bất cứ hao hụt nào thông qua việc đổ mồ hôi.
Bổ sung rau xanh trong bữa ăn giúp ăn uống ngon miệng.
Stress hoặc chịu áp lực nặng nề
Căng thẳng có thể dẫn đến việc giải phóng hormon khiến tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tuần hoàn thay đổi và còn làm suy giảm cả hệ tiêu hóa.
Gặp vấn đề dị ứng với gluten
Gluten là một loại protein có trong ngũ cốc. Ở một số người mắc bệnh Celliac là bệnh không dung nạp được gluten nên dẫn đến tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng và có thể khiến bạn ăn không ngon miệng.
Nhiễm virus
Những người bị nhiễm trùng gan do virus như viêm gan C, viêm gan A, viêm gan E có thể là nguyên nhân gây ra chứng ăn không ngon miệng, có kèm cùng triệu chứng đau bụng, đau cơ, khớp, sốt cao và vàng da.
Có bệnh liên quan đến tuyến giáp
Tuyến giáp có nhiệm vụ sản sinh ra hormon để kiểm soát chức năng trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém, bạn sẽ ăn không ngon miệng, mệt mỏi, tăng cân và nhạy cảm với nhiệt độ thấp.
Bệnh về tuyến thượng thận
Người mắc bệnh giảm năng tuyến thượng thận (bệnh Addison) là bệnh hiếm gặp có ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Cơ thể bị thiếu hụt adrenaline - một loại hormon tiết ra khi con người sợ hãi, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không ngon. Bệnh thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác có cùng triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, chán ăn, khát nước liên tục.
Nhiễm ký sinh trùng Giardia
Nhiễm trùng Giardia là do người bệnh uống nước bị nhiễm bẩn và có thể lây từ người này sang người khác. Đây là bệnh hiếm gặp của hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau co thắt, khó tiêu, buồn nôn, mệt mỏi và ăn không ngon miệng.
Mắc bệnh về răng miệng
Những người gặp vấn đề về răng miệng như sử dụng răng giả, thường khó khăn khi nhai nuốt, ăn thức ăn nguội, một số trường hợp cũng thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.
Sử dụng thuốc có thể khiến ăn không ngon miệng
Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư hay thuốc chống trầm cảm cũng ức chế cảm giác ăn ngon, khiến bạn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.
Biện pháp cải thiện ăn không ngon miệng
Để ăn ngon miệng hơn và thúc đẩy quá trình hấp thụ thức ăn tốt hơn, bạn cần kiểm soát tâm lý ổn định. Nếu thấy có dấu hiệu bệnh trong người, thì cần đi khám để chữa trị. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kể rõ về tiền sử bệnh tật, tất cả loại thuốc nào bạn đang dùng cũng như chế độ ăn uống. Việc tìm ra nguyên nhân và chữa trị tận gốc vấn đề sẽ khiến chứng chán ăn của bạn nhanh chóng biến mất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng những phương cách dưới đây:
Bổ sung thêm thực phẩm xanh: Rau xanh, hoa quả, cá biển,... là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, C, kẽm,... có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể, giúp kích thích vị giác. Điều đó cũng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, không bị đắng miệng và ăn ngon hơn.
Chia nhiều bữa nhỏ: Bữa ăn được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp tiêu hóa nhanh hơn, tránh việc ăn quá no, thức ăn lâu tiêu hóa. Chia nhỏ bữa ăn cũng giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đầy bụng, ợ hơi. Không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Làm cho bữa ăn hấp dẫn hơn bằng cách trang trí họa tiết và nhiều màu sắc. Tập thể dục thường xuyên để kích thích cảm giác thèm ăn.
Thêm gừng trong bữa ăn: Uống một cốc trà gừng vào mỗi buổi sáng, kết hợp ăn một vài lát gừng trước khi ăn sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn nhờ tác dụng điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu của nó.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biếng ăn ở trẻ em.
Măng tây chứa calci, phốt pho, đồng, sắt, các loại vitamin, có thể tương tác khi bệnh nhân đang dùng kèm các thuốc huyết áp, đái tháo đường, do đó không ăn nhiều măng tây một ngày nếu bạn đang dùng các thuốc này.
Bạn cần tránh nhiều món ăn ngon như sò, tôm, dứa, đu đủ, bánh kẹo... khi bị cảm cúm.
Các cơ quan y tế trên toàn thế giới khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang để làm chậm sự lây truyền của SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19. Mặc dù khẩu trang che mặt giúp giữ an toàn cho cá nhân nhưng chúng cũng có thể gây kích ứng da. Thường xuyên giặt hoặc thay khẩu trang và tuân theo một thói quen chăm sóc da có thể giúp giảm mụn.
Bưởi mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe của bạn như giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp và mang lại làn da tươi sáng.
Đau lưng có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị căng, mỏi cơ, nhưng nhiều khi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.
Nhiều năm về trước phụ nữ chúng ta thường đọc rất nhiều về các tip sức khỏe và lời khuyên thông thái nhưng chưa bao giờ kiểm tra độ chính xác của thông tin. Thực tế là có một số hiểu nhầm gây bối rối và chúng thực sự nguy hiểm.
Để giảm được 4kg trong một tháng, bạn có thể ăn cháo đậu đen gạo lứt, uống trà đậu đen rang hay ăn chè đậu không đường.
Nếu bạn tỉnh dậy giữa đêm vì khó thở, tim của bạn nguy cơ có vấn đề bất ổn.