Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chấm điểm 6 loại thịt "chất" nhất cho con

Xin mách cho mẹ: Thịt gà hay bò tốt hơn, miếng nạc hay sườn thì nhiều chất?…

Chấm điểm 6 loại thịt "chất" nhất cho con

Bấy lâu nay các bà mẹ chỉ hay truyền tai nhau loại rau nào thì tốt, ăn quả nào thì nhiều vitamin. Vậy nhưng với vấn đề thịt, nhiều chị em thường thờ ở cho qua vì nghĩ rằng thịt nào cũng vậy. Tuy nhiên, không chỉ có sự khác nhau về dinh dưỡng giữa các loại thịt mà ngay trong một loại thịt lợn cũng có thể chia ra nhiều loại: nạc vai, mông, bụng, de sườn, nạc thăn, móng giò….với giá trị dinh dưỡng khác nhau.
Xin mách mẹ cách chọn thịt và “top” những loại thịt nhiều dinh dưỡng nhất cho con.
1. Thịt bò
Xếp hạng: Bò ****; Bê ***
Các loại thịt đỏ như thịt bò luôn có tiếng trong việc chứa nhiều chất sắt và folate cho trẻ. Thịt bò cũng là một trong những loại thịt trẻ sơ sinh dễ tiêu hóa nhất. Tuy nhiên, không phải miếng thịt bò nào cũng nhiều chất như nhau. Thịt bò được phân loại dựa theo lớp thịt và hàm lượng chất béo có trong thịt. Càng nhiều chất béo thì thịt càng mềm.
Thông thường khi lựa chọn thịt bò cho trẻ, mẹ nên chọn loại thịt nạc, có khoảng 80% nạc và 20% chất béo. Để biết đâu là miếng bò nhiều chất béo, mẹ có thể nhìn màu sắc của miếng thịt: những miếng thị có màu sáng và các sợi mỡ chạy dọc như vân cẩm thạch thì sẽ có nhiều chất béo hơn, thịt màu càng tối thì càng có ít chất béo.
Những phần thịt bò nhiều chất béo nhất là: Dẻ sườn bò, Ức bò. Phần thịt bò hợp cho trẻ nhất là filet hay còn gọi là thăn bò. Phần thịt thăn bò này vừa mềm, lại không có quá nhiều sợi mỡ, phù hợp cho bé ăn dặm.
2. Thịt gà
Xếp hạng: ***
Thịt gia cầm thường được mẹ Tây sử dụng như món đạm đầu tiên của trẻ ăn dặm.  Trong đó, thịt gà là ưu tiên hàng đầu vì ít mỡ và nạc hơn thịt đỏ. Tuy nhiên, khi chọn thịt gà cho bé, mẹ nên lưu ý:
Loại thịt: Từng phần thịt gà lại có lượng calo và chất béo khác nhau. Thường những phần thịt trắng như ức hay lườn sẽ ít calo, chất béo và cholesterol  hơn thịt nâu như đùi và má đùi. Thịt cánh gà bỏ da cũng thuộc loại ngon bổ và là lựa chọn tốt cho bé.

Thịt gà là loại thịt trắng lành và thường được dùng làm thức ăn đạm đầu tiên của trẻ. Ảnh minh họa

Màu sắc: Mỗi vùng thịt trắng hay thịt nâu của gà đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Thịt trắng thì nạc và ít cholesterol hơn thịt nâu. Tuy nhiên thịt nâu lại chứa nhiều vitamin B, sắt, chất béo và calo. Khi mua gà cho con, mẹ có thể chọn loại thịt đùi nếu muốn tăng năng lượng cho trẻ  mà thay thế thịt đỏ như bò.
Da gà: Thực tế thì da gà không phải là có hại cho trẻ nếu bé đã trên 1 tuổi. Tuy nhiên vì khi nấu nướng, chất béo có trong thịt gà sẽ thoát hết ra da, do đó mẹ không nên cho bé ăn nhiều hoặc bỏ da trước khi chế biến là tốt nhất.
Phần thịt gà nhiều chất béo và calo nhất là đùi nguyên da. Phần ít nhất là ức gà bỏ da.
3. Thịt heo
Xếp hạng: ****

Thịt thăn heo giàu vitamin B nhất trong các loại thịt. Ảnh minh họa

Cũng như thịt bò và thịt gà, từng phần khác nhau của heo cũng cho lượng calo và chất béo khác nhau. Phần thịt heo nạc nhất là thịt thăn, tuy nhiên, những phần thịt khác như sườn nạc cũng rất hợp cho trẻ. Phần thịt bé nên tránh ăn vì chưa tiêu hóa được là thịt ba chỉ. Thịt thăn heo có rất nhiều vitamin B1 (thiamin) rất tốt cho trẻ biếng ăn, kích thích vị giác. Ngoài ra, thăn heo còn giàu phốt pho, vitamin B12, protein cao và ít chất béo. Thịt thăn heo được coi là giàu vitamin B và protein nhất so với thịt bò và gà.
4. Cá
Xếp hạng *****
Cá là một loại thực phẩm đạm tuyệt vời. Không chỉ giàu protein, cá còn có rất nhiều axit béo omega-3 tốt cho não bộ, tim mạch và mắt của trẻ. Các loại cá như cá hồi, cá quả, cá trắm đen là những gợi ý tuyệt vời cho trẻ ăn dặm bởi lượng chất dinh dưỡng cao, ít xương, lành tính.
Tuy nhiên khi cho trẻ ăn cá, mẹ lưu ý không nên cho bé ăn nhiều các loại cá biển sâu như cá thu, cá ngữ vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao.
5. Vịt
Xếp hạng: **
Mặc dù trông vịt có vẻ rất béo và nhiều mỡ, nhưng nếu lọc da, một miếng thịt vịt nạc cũng chỉ chứa lượng chất béo bằng một miếng thịt cừu nướng. Vịt cũng có nhiều sắt nhưng không phải quá giàu, thêm vào đó, hàm lượng cholesterol của thịt vịt khá cao, gấp đôi thịt bò. Do đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn vịt  để đổi món và làm phong phú thực đơn.
6. Tôm
Xếp hạng: ***

Tôm ngon, ngọt, nhiều omega 3 nhưng lại có thành phần cholesterol hơi cao. Ảnh minh họa

Trong tôm có nhiều vitamin B12, axit béo omega-3 góp phần tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé. Tuy nhiên, cho bé ăn tôm quá nhiều và liên tục có thể làm tăng 7% cholesterol xấu. Vì vậy mẹ chỉ nên cho con ăn tôm đổi món thỉnh thoảng.
Một lưu ý nữa cho mẹ: vỏ tôm không có nhiều canxi. Do đó khi chế biến tôm cho bé, mẹ đừng tiếc mà bóc bỏ vỏ tôm, như vậy sẽ an toàn hơn cho trẻ.

Thông tin thêm trong bài viết: Cách chọn và chế biến thịt đỏ an toàn

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm