Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dinh dưỡng những ngày đầu đời quan trọng thế nào đối với trẻ nhỏ

Theo Bs. Khổng Minh Tuấn, 1000 ngày đầu đời được coi là "1000 ngày vàng", là thời gian tính từ khi hình thành bào thai trong bụng mẹ đến khi sinh ra và đủ 24 tháng tuổi.

Thời gian này được chia thành 3 giai đoạn quan trọng: thai nhi - sơ sinh đến 6 tháng tuổi - từ 6 đến 24 tháng tuổi. Mỗi giai đoạn, bà mẹ và trẻ cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cho trẻ phát triển tốt nhất. Trẻ được nuôi dưỡng đúng cách trong các giai đoạn này sẽ phòng chống bệnh tật tốt hơn và phát triển về thể chất, trí tuệ tốt hơn trong tương lai.

Ngược lại, nếu nuôi dưỡng kém có thể gây ra thiệt hại không thể phục hồi cho sự phát triển não bộ của trẻ, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe suốt đời. Mẹ thiếu dinh dưỡng vào đầu thai kỳ, trẻ có nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch cao khi trưởng thành. Mẹ thiếu dinh dưỡng vào cuối thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ rối loạn khả năng dung nạp glucoza cao hơn, dẫn đến bệnh đái tháo đường.

Những phụ nữ thiếu dinh dưỡng sinh ra những đứa con suy dinh dưỡng rồi những đứa trẻ này lớn lên lại trở thành các bà mẹ suy dinh dưỡng, thấp còi, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn.

Dinh dưỡng những ngày đầu đời có tầm quan trọng thế nào đối với trẻ nhỏ? - Ảnh 1.

1000 ngày đầu đời được coi là "1000 ngày vàng", là thời gian tính từ khi hình thành bào thai trong bụng mẹ đến khi sinh ra và đủ 24 tháng tuổi.

Do đó, dinh dưỡng hợp lý từ giai đoạn sớm không chỉ được coi là vấn đề trách nhiệm của cha mẹ mà còn là một yêu cầu về mặt xã hội và kinh tế. Để sinh ra những trẻ em khỏe mạnh, có khả năng phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ, mỗi phụ nữ tuổi sinh đẻ cần có những kiến thức cơ bản về chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời.

Theo TS.BS. Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng quốc gia, các kiến thức y học hiện đại đã khẳng định 1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất đó là từ trong bào thai và 2i năm đầu đời.

Bác sĩ Phan Bích Nga cũng khuyến cáo, để tạo điều kiện cho bào thai phát triển tốt từ trong bụng mẹ: cần có ý thức chăm sóc bà mẹ mang thai: trong chế độ ăn, nghỉ ngơi, sinh hoạt. Với những bà mẹ nghén nhiều kém ăn lên cân không đạt 12kg/9 tháng mang thai, cần được bổ sung sữa và uống bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất cần như B, C, canxi, sắt, kẽm, A (liều thấp dưới 5.000ui/ngày).

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm