Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người tiết ra các hormon và hệ thần kinh cùng lúc điều chỉnh sự chuyển hóa và chức năng sinh lý của cơ thể người. Khi ở trạng thái bình thường, các hormon giữ sự cân bằng trao đổi chất của cơ thể và chức năng sinh lý. Nếu vì một nguyên nhân nào đó phá vỡ sự cân bằng (như quá dư hoặc quá ít một số hormon) sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, gây ra một số biểu hiện lâm sàng và nguy cơ.
Rối loạn nội tiết nữ xảy ra khi hàm lượng estrogen cao do những nguyên nhân như: Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, căng thẳng, stress kéo dài, hàm lượng progesteron trong cơ thể giảm sút, estrogen tăng... Tất cả điều này sẽ làm mất đi sự cân bằng của nội tiết tố, dẫn đến rối loạn ở buồng trứng, tuyến yên và trục não bộ. Hơn nữa, việc tiêu thụ các thực phẩm công nghiệp giàu estrogen cũng làm gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, ăn ngọt nhiều, dinh dưỡng quá mức đều có thể dẫn tới hội chứng buồng trứng đa nang, suy dinh dưỡng do ăn kiêng cũng làm rối loạn nội tiết.
Nguy cơ vô sinh do rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ, về lâu dài có thể dẫn đến vô sinh.
Rối loạn rụng trứng: Nếu trong thời gian dài không rụng trứng, quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn, nội mạc tử cung tăng sản, không có đối kháng theo chu kỳ của progesteron rất dễ xuất hiện ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú. Đây là một yếu tố tăng nguy cơ vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt: Trong thời kỳ hoàng thể bị thiếu và thời kỳ hoàng thể ngắn có thể dẫn đến nội mạc tử cung phát triển không tốt làm cản trở sự rụng trứng hoặc dù trứng có được thụ thai thành công thì cũng dễ bị sẩy thai sớm.
Rối loạn nội tiết dẫn đến bệnh cường giáp, bệnh thận, bệnh ở tuyến yên, dẫn đến vô sinh: Những rối loạn về nội tiết tố này là tương đối nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường đến hệ sinh sản của phụ nữ, có thể dẫn tới vô sinh.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết
Kinh nguyệt thất thường: Chu kỳ kinh nguyệt có liên quan mật thiết đối với nội tiết tố nữ. Khi chu kỳ kinh nguyệt từ chỗ rất đều đặn bỗng tháng ngắn tháng dài, tháng nhiều tháng ít thì là một trong những dấu hiệu cơ bản của rối loạn nội tiết.
Mắc bệnh phụ khoa: Rối loạn nội tiết khiến cơ chế sản sinh nội tiết nữ bị gián đoạn, trục trặc, do đó thành âm đạo không thể tiết dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo, làm môi trường axit của âm đạo bị ảnh hưởng, các vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa có điều kiện tấn công, gây bệnh.
Tăng huyết áp bất thường: Tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể ổn định là do cân bằng của hormon aldosteron. Nếu bị rối loạn nội tiết, cơ thể mất cân bằng hormon aldosteron, khiến lượng natri trong cơ thể dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước, từ đó dẫn đến tăng huyết áp.
Mệt mỏi, buồn chán, thất vọng, lo lắng, stress...: Hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin - loại hormon ảnh hưởng tới cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của phụ nữ, do đó khi serotonin giảm thì người phụ nữ dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài.
Giảm ham muốn tình dục: Ham muốn, khoái cảm ở người phụ nữ do estrogen và progesteron chi phối. Khi hàm lượng các hormon này thay đổi, rối loạn sẽ dẫn đến giảm ham muốn tình dục, khó đạt cực khoái...
Nám da: Nguyên nhân chủ yếu gây nám sạm da là do mất cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Nên làm gì khi bị rối loạn nội tiết?
Để đối phó và kiểm soát tốt được những triệu chứng của rối loạn nội tiết tố thì việc có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, tăng cường trái cây và rau quả là rất quan trọng. Các vitamin B và C, magiê, kali, kẽm, các amino axít, mangan và protein đặc biệt cần thiết để chống lại mất cân bằng nội tiết tố do căng thẳng và lo lắng. Nên tập thể dục và ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày là những phương pháp tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các rối loạn nội tiết sau tổn thương não
Các triệu chứng của HIV chủ yếu giống nhau ở cả hai giới . Nhưng có thể có một số khác biệt, đặc biệt là nếu tình trạng này không được điều trị. Phụ nữ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nấm men và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nam giới có thể gặp vấn đề về cương cứng, mất ham muốn tình dục và bị viêm trực tràng.
Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.
Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.
HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.
Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.