Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hệ miễn dịch và quan hệ xã hội lành mạnh

Luôn được xem là tuyến phòng ngự đầu tiên giúp cơ thể chống chọi các tác nhân bệnh tật, hệ miễn dịch còn có thể đóng vai trò trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội bình thường.

Trong một phát hiện đáng chú ý, các nhà khoa học Mỹ tìm được chứng cứ cho thấy hệ miễn dịch có thể tác động trực tiếp và trong một số trường hợp, thậm chí có thể thay đổi hành vi xã hội của một người.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature, tiến sĩ Anthony Filiano, dẫn đầu nhóm chuyên gia của Trường Y thuộc Đại học Virginia cho biết những hành vi xã hội có thể bị ảnh hưởng bao gồm sự khao khát muốn tương tác với người khác hoặc tránh né tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Không dừng lại ở đó, hệ miễn dịch gặp trục trặc có thể ngăn cản một người trải qua những tương tác xã hội bình thường.

Phía đại diện Trường Virginia, tiến sĩ Jonathan Kipnis phát biểu: “Lâu nay ai nấy đều cho rằng bộ não và hệ miễn dịch thích ứng đều hoạt động độc lập với nhau, và bất cứ hoạt động miễn dịch nào trong não cũng được xem là dấu hiệu bệnh lý học”. Tuy nhiên, giờ đây nhóm của ông không chỉ chứng minh chúng tương tác hết sức gần gũi, mà một số tính cách cũng có thể được hình thành do hệ miễn dịch phản ứng với mầm bệnh.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia Mỹ đã chứng tỏ một dạng phân tử cụ thể gọi là interferon gamma đóng vai trò quan trọng đối với các hành vi xã hội, và một vài loài sinh vật, bao gồm chuột, ruồi, đã kích hoạt các phản ứng interferon gamma trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài. Đây được xem là điều bất thường, vì phân tử này chỉ được sản sinh khi cơ thể phản ứng trước vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng.

Khi nhóm nghiên cứu dùng biện pháp biến đổi gien để ngăn cản quá trình sản sinh interferon gamma ở chuột, các phần của não đối tượng trở nên tăng động và chúng ít tương tác với những con chuột khác. Khi phân tử này được khôi phục, kết nối não và hành vi của chuột trở lại bình thường, buộc các chuyên gia rút ra kết luận rằng phân tử trên phải đóng một vai trò thật sự quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội lành mạnh.

“Đối với một sinh vật, quan hệ xã hội là điểm vô cùng then chốt nếu muốn duy trì sự sinh tồn của giới loài”, theo trưởng nhóm Filiano. Ông cho hay giả thuyết ở đây là khi các sinh vật tụ tập với nhau, tỷ lệ lây lan bệnh tật do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng càng gia tăng. Để ngăn chặn nguy cơ phát tán mầm bệnh, interferon gamma trong quá trình tiến hóa đã được sử dụng làm công cụ hiệu quả trong việc cải thiện hành vi xã hội nhưng vẫn kích hoạt phản ứng chống bệnh tật.

Nói tóm lại, các chuyên gia Mỹ cho rằng với phát hiện trên, họ nhiều khả năng đã mở ra một cánh cửa mới trong nỗ lực điều trị các căn bệnh thần kinh như rối loạn tự kỷ và tâm thần phân liệt.

Tụ Yên - Theo Thanh Niên
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm