Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dạy trẻ xử lý các tình huống ngộ độc

Chất độc vào người qua mắt, mũi, miệng hay da và có thể gây tổn thương cơ quan mức độ khác nhau, thậm chí gây tử vong. Cha mẹ, thầy cô nên dạy trẻ cách xử lý các tình huống ngộ độc thường gặp để tránh các hậu quả đáng tiếc.

Sau đây là một số hướng dẫn của Trung tâm chống độc Florida (Mỹ) dành cho phụ huynh và giáo viên. 
1. Chất độc vào người qua mũi  
  • Xảy ra khi một người hít phải khói hay khí ga.  
  • Cách  sơ cứu tốt nhất là tìm đến nơi thoáng khí, rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn. 
Tình huống 1: Chị gái đang cọ rửa phòng tắm và làm đổ thuốc tẩy ra sàn nhà. Chị ho sặc sụa và liên tục dụi mắt. Ngồi ở phòng khách, con cũng ngửi thấy mùi hóa chất nồng nặc. Con phải làm gì? Chạy vào phòng tắm, dùng khăn lau chùi chỗ hóa chất đổ ra nhà ?
KHÔNG. Con có thể ngất xỉu vì mùi hóa chất đậm đặc.
Việc cần làm
  • Đưa ngay chị ra khỏi phòng tắm, tìm cho chị và mình nơi thoáng khí để thở.
  • Khi không còn ho nữa,  có thể chạy nhanh vào phòng tắm, mở rộng cửa sổ cho khí độc bay bớt ra ngoài.
  • Đừng bao giờ ở lại nơi có khí hay khói gây ho, làm xót mắt hay gây khó thở.
2. Chất độc vào người qua mắt
  • Xảy ra khi chất độc bị bắn vào mặt và lọt vào mắt hoặc nhỏ nhầm dung dịch không phải thuốc nhỏ mắt.
  • Cách sơ cứu tốt nhất là rửa mắt với nước sạch trong vài phút rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.
Tình huống 2:  Anh trai để tuýp thuốc chống mụn trứng cá ở bồn rửa tay trong buồng tắm. Em gái tò mò muốn biết có gì trong đó, bé kéo tuýp thuốc xuống và chẳng may bị chất lỏng bên trong tuýp thuốc bắn vào mắt. Con phải làm gì? Bảo em bé chớp mắt và dụi mắt? Tìm lọ thuốc nhỏ mắt để nhỏ cho em?
KHÔNG. Dụi mắt sẽ khiến tổn thương trong mắt trầm trọng hơn. Thuốc nhỏ mắt cũng là một hóa chất và có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Việc cần làm
  • Rửa dung dịch trị mụn trứng cá ra khỏi mắt em, để nó không nằm lại bên trong mi mắt và tiếp tục gây tổn thương.
  • Chỉ nên dùng nước sạch để rửa mắt cho em.    
3. Chất độc vào người qua da  
  • Xảy ra khi chất độc rơi vào vùng da bị trầy xước, đổ tràn trên người, bị côn trùng đốt.  
  • Cách sơ cứu tốt nhất là rửa vết thương bằng nước sạch rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.
Tình huống 3: Bố đang cầm chai thuốc tẩy chứa axit và chẳng may đánh đổ thuốc ra cánh tay, khiến tay rát bỏng. Cả nhà mỗi người một ý: bà nội đề nghị bôi dầu ăn vào vết thương, dì Lan nói cần trung hòa bằng dung dịch soda, chú Huy bảo phải bôi thuốc trị bỏng, còn mẹ thì nói cần dùng nước sạch để rửa. Ai đúng ai sai?
  • KHÔNG bôi dầu ăn hay thuốc trị bỏng lên vết bỏng do hóa chất, vì làm vậy sẽ khiến hóa chất còn nằm trên da bị kẹt lại và tiếp tục gây bỏng. 
  • KHÔNG dùng chất kiềm để trung hòa axit vì phản ứng trung hòa tạo nhiệt và sẽ gây bỏng nặng hơn.
Việc cần làm
  • Rửa vết thương bằng nước để làm sạch và mát vết thương.
4. Chất độc vào người qua miệng
  • Xảy ra khi chất độc bị bắn tóe vào miệng hoặc bị nuốt vào trong.
  • Nếu một người uống phải thuốc độc mà vẫn tỉnh táo và muốn uống một chút, cách sơ cứu tốt nhất là cho họ uống chút nước rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.  
Dạy trẻ hỏi trước khi dùng đồ lạ
Một trong những biện pháp đặc biệt hiệu quả để phòng ngừa ngộ độc ở trẻ nhỏ là dạy bé thói quen luôn luôn hỏi người lớn trước khi dùng bất kỳ thứ gì lạ. Cha mẹ hoặc cô giáo có thể dạy con kỹ năng này thông qua Câu chuyện của bé Nam. 
Cô sẽ kể các con nghe câu chuyện của bé Nam. Nam đang chơi ngoài sân và thấy khát nước. Bạn chạy vào nhà và nhìn thấy trên bàn có chiếc cốc nhỏ trong đựng thứ nước màu nâu. Nam nghĩ chắc là coka cola và chìa tay với cốc, uống một ngụm. Đúng lúc này mẹ bước vào phòng, nhìn thấy vậy mẹ hốt hoảng kêu lên ‘Con đừng uống, thuốc diệt mối đấy’. Nhưng đã muộn mất rồi, bé Nam đã nuốt một ngụm. Mẹ gọi điện đến trung tâm chống độc và được khuyên phải đưa bé tới bệnh viện cấp cứu. Bé Nam bị ốm khá nặng và phải nằm viện một thời gian dài. Theo các con, Nam đã có thể làm gì để không bị ốm? Trước khi với tay lấy cốc nước trên bàn, lẽ ra Nam nên làm gì nhỉ? Bạn ấy cần hỏi ý kiến ai nhỉ?
Dành cho trẻ 3-5 tuổi:
  • Giải thích cho trẻ rằng chất độc có thể là bất cứ thứ gì gây tổn thương khi lọt vào mắt, mũi, miệng hay da.
  • Dạy trẻ rằng rất nhiều chất độc trông giống đồ ăn thức uống bình thường và bé cần hỏi ý kiến bố mẹ trước khi nếm bất kỳ thứ gì lạ. 
  • Cho trẻ làm quen với các đồ vật có thể gây ngộ độc, từ những chất gây độc hiển nhiên (như hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng) , tới những sản phẩm có thể dùng trên người (như nước gội đầu, xà phòng tắm, thuốc đánh móng tay, các loại thuốc mỡ), hay các sản phẩm mà bé vẫn đùng hàng ngày (vitamin, thuốc chữa bệnh).
  • Giải thích với bé rằng sản phẩm sử dụng sai mục đích có thể gây ngộ độc (chẳng hạn nước gội đầu không thể dùng để uống, thuốc chữa bệnh không thể ăn thoải mái như kẹo...). 
BS Trần Thu Thủy - Theo Bv Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm